Đồng Tháp:

11 con sếu đầu đỏ về Vườn Quốc gia Tràm Chim

(Dân trí) - Theo BQL Vườn Quốc gia Tràm Chim, đàn sếu về từ giữa tháng 2/2018, tính đến thời điểm hiện tại, tổng đàn sếu đầu đỏ đang trú ngụ tại đồng cỏ năng Khu A5 là 11 con.

Cũng theo BQL Vườn quốc gia Tràm Chim cho biết, đàn sếu về năm nay nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái 02 con, nguyên nhân do năm nay các bãi năng (thức ăn chính của sếu) phát triển tốt.

Theo dự báo từ tháng 3 đến tháng 4, sếu đầu đỏ sẽ về Vườn quốc gia Tràm Chim nhiều hơn (ảnh: Nguyễn Văn Hùng)
Theo dự báo từ tháng 3 đến tháng 4, sếu đầu đỏ sẽ về Vườn quốc gia Tràm Chim nhiều hơn (ảnh: Nguyễn Văn Hùng)

Ông Đoàn Văn Nhanh - Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Tràm Chim, cho biết: Trong 02 tuần gần đây, tại khu A5 chỉ còn xuất hiện con. Nguyên nhân là do thức ăn khu này chưa dồi dào, sếu bay về đồng cỏ bàng ở Giang Thành (Kiên Giang) tìm thức ăn. Vào thời gian này, sếu cứ bay lòng vòng, nơi nào có nhiều thức ăn chúng sẽ ở lâu hơn".

Nói về nguyên nhân đàn sếu về ít, ông Nhanh cho biết, một phần do đơn vị chủ động phòng chống cháy rừng nên giữ mực nước tương đối trong khu bảo tồn, vì thế cỏ năng chưa có điều kiện phát triển tốt (đất khô, không ngập nước) mà năng non là thức ăn chính của sếu. Một nguyên nhân khác là tình trạng người dân lén lúc vào vườn để xuyệt cá, bắt ong rừng... đây là lí do trực tiếp tác động đến đàn sếu.

Thời gian tới, một mặt BQL Vườn quốc gia Tràm Chim tăng cường công tác tuần tra, tuyên truyền đến người dân thì việc tìm nguồn quỹ, giúp những người dân chuyên sống bằng nghề khai thác thủy sản trái phép học nghề để người dân đảm bảo cuộc sống.

Dự báo trong tháng 3 đến tháng 4, mực nước tại các bãi năng sẽ rút nhiều, khi đó cây năng kim sẽ phát triển củ và sếu sẽ về nhiều hơn. Tuy nhiên, đàn sếu trụ lại đến giữa tháng 5 thì bay đi, tìm chỗ ở mới.

Được biết, vào khoảng tháng 3/2016 một con sếu trống sau 18 năm di trú tại Long An, Kiên Giang, Tây Ninh và ở nước bạn Campuchia đã quay trở lại VQG Tràm Chim. Đặc biệt lần trở lại này, con sếu trống dẫn theo “vợ” và 2 con dưới 1 tuổi. Gia đình 4 thành viên này hiện khỏe mạnh và có mặt tại các khu A1, A4 và A5 của Vườn quốc gia Tràm Chim.

Sếu đầu đỏ, hay còn gọi là sếu cổ trụi, đây là phân loài chim quý hiếm tại miền nam Việt Nam, nằm trong Sách đỏ Việt NamSách đỏ IUCN thế giới.

Tại Việt Nam, những năm gần đây, Sếu đầu đỏ đã trở lại vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn do sinh cảnh đất ngập nước nơi đây đã được phục hồi gần với điều kiện tự nhiên trước đây, giúp cho các bãi thức ăn của chúng phát triển trở lại. Hàng năm, có khoảng gần 20 cá thể xuất hiện tại khu vực này.

Nguyễn Hành