Dược sĩ Lê Thị Bình ba năm liên tiếp được nhận Bông Hồng Vàng

Trở về từ buổi lễ vinh danh Bông hồng vàng lần thứ 3, dược sĩ Lê Thị Bình lại tất tả về xứ Thanh tham gia chương trình giao lưu truyền hình trực tiếp “Nữ doanh nhân xứ Thanh thành đạt” do Đài truyền hình Thanh Hóa tổ chức.

Ba lần được vinh danh bông hồng vàng, cái tài của dược sĩ Lê Thị Bình không chỉ ở việc điều hành một doanh nghiệp làm ăn có mức tăng trưởng cao, luôn đổi mới công nghệ để có sản phẩm chất lượng tốt nhất, phù hợp với xu thế phát triển, mà cái tâm của người làm thuốc thể hiện trong từng sản phẩm đưa đến cho người tiêu dùng.
 
Người luôn muốn chiến thắng chính mình

Dược sĩ Lê Thị Bình ba năm liên tiếp được nhận Bông Hồng Vàng  - 1

Trở về từ buổi lễ vinh danh Bông hồng vàng lần thứ 3, dược sĩ Lê Thị Bình lại tất tả về xứ Thanh tham gia chương trình giao lưu truyền hình trực tiếp “Nữ doanh nhân xứ Thanh thành đạt” do Đài truyền hình Thanh Hóa tổ chức. Vừa đặt chân về tới Hà Nội, bộn bề công việc sản xuất chuẩn bị cho ra những mẻ hàng đầu tiên theo công nghệ mới, chúng tôi vất vả lắm mới gặp được chị.
 
Niềm tự hào mà chị vừa vinh dự nhận được giải thưởng Bông Hồng Vàng, tôn vinh Nữ doanh nhân Việt nam tiêu biểu, có tâm, có tài vẫn lấp lánh trong ánh mắt, nụ cười của chị. Đây là lần thứ 3 liên tiếp chị được nhận giải thưởng cao quý này và năm nay chị là Bông hồng vàng duy nhất của ngành Dược. Chị cười và nói: “Đừng có hỏi chị suy nghĩ gì về vinh dự ấy, đừng hỏi chị về những cảm nghĩ… vì chị không phải là mẫu người nói hay. Hãy hỏi vào công việc cụ thể ấy nhé” chúng tôi hiểu chị là con người của công việc cụ thể, chứ không phải con người của những khái niệm cao siêu và trừu tượng. Được vinh danh Bông hồng vàng năm thứ 3 liên tiếp thực sự là niềm vui lớn của chị trong dịp mùng 8 tháng 3 này. Nó là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của một thương hiệu mà xuất phát điểm từ cái tâm của người làm chủ, đó là nghề làm thuốc cứu người. Gần 10 năm, từ một bài thuốc gia truyền, thương hiệu Bà Giằng do chị khởi xướng đã tạo được ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng thuốc đông nam dược nói riêng và người việt nam nói chung. Bài thuốc Phong tê thấp Bà Giằng của chị đã chữa khỏi cho rất nhiều người bệnh trên khắp cả nước. Được giới chuyên môn và người tiêu dùng đánh giá cao, được sách đông dược Việt Nam ghi nhận là một trong những bài thuốc hay chữa bệnh phong tê thấp, một căn bệnh phổ biến đối với vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.
 
Không dừng lại đó, dược sĩ Lê Thị Bình luôn trăn trở làm thế nào để phát huy được những bí quyết gia truyền trên nền y học hiện đại để cứu người. Những thang thuốc nam của bà, của mẹ đun trong nồi đất đã cứu được rất nhiều bệnh nhân, nhưng không tiện lợi đối với các bệnh nhân của chị thời hiện đại. Chị đã ứng dụng công nghệ bào chế, nén viên thuốc đông dược, đóng gói nhỏ vừa vặn mỗi lần dùng, để bệnh nhân có thể đem thuốc đi khắp nơi trên thế giới…được điều trị bệnh ngay cả khi không ở nhà. Vì vậy mà các viên thuốc nén của chị luôn ở trong túi người bệnh cho dù họ phải đi đến phương trời nào.
 
Để lại cho thế hệ sau một chữ “Tâm”

Dược sĩ Lê Thị Bình ba năm liên tiếp được nhận Bông Hồng Vàng  - 2

Chị cầm hộp thuốc viên hoàn lên bóc trước mặt tôi, những viên nhỏ, tròn, rất dễ uống, rất dễ mang theo người. Tôi không hiểu chị còn trăn trở điều gì với những viên thuốc nam như vậy. Chị cho những viên thuốc vào lòng bàn tay, tay còn lại miết đều vào viên thuốc. “Em thấy chưa, khí hậu ở mình rất ẩm, tay người bệnh có mồ hôi, khi đổ thuốc ra lòng bàn tay để ít phút là viên thuốc đã dính vào tay rồi. Đó là điều chị suy nghĩ rất nhiều. Có nhiều loại thuốc nam đã được đóng dạng viên nén, chị mua tất cả về, nghiên cứu, học hỏi. Đúng là công nghệ dùng nang nhộng bảo vệ thuốc nam như thuốc tây rất đảm bảo”. Tôi cầm những vỉ thuốc mới sản xuất chị đưa, đúng như chị nói, thuốc nam khi được tinh chế, đóng thành nang nhộng rất dễ sử dụng và dễ bảo quản.
 
Biết bao đêm chị trăn trở không chỉ để tìm ra những phương thức tốt nhất để xây dựng phương thức gia truyền của gia đình không mai một đi mà còn phát triển nó thành bài thuốc cứu người theo kịp xu thế chung của thời đại. Đó cũng chính là những điều thôi thúc chị thành lập Công ty Dược phẩm Tâm Bình, xây dựng nhà máy sản xuất thuốc Tâm Bình tại Khu công nghiệp Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội, đầu tư xây dựng phòng khám Tâm Bình hiện đại tại Kim Mã, Hà Nội, nhằm khép kín quy trình chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
 
Với những bước phát triển mới, các sản phẩm mang thương hiệu Tâm Bình chuẩn bị được bán ra thị trường trong thời gian tới như: Viên tiêu hóa Tâm Bình, Đại tràng Tâm Bình, Thoái khớp Tâm Bình, Viên Gút Tâm Bình…chắc chắn sẽ giúp cho nhiều người bệnh thoát khỏi những cơn đau của bệnh tật. Những sản phẩm đó chính là tâm huyết, tài năng của Dược sỹ Lê Thị Bình, đồng thời cũng là mong muốn để lại cho thế hệ sau tiếp nối chữ “Tâm” nhân ái của chị.