Ấn tượng giải nhất “mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững”

Giải nhất “mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững” tại Hội thi Triển lãm bò sữa TP.HCM vừa qua đã thuộc về chị Phạm Thị Lê, chủ trại bò sữa với 70 con tại Tân Phú Trung (Củ Chi).

Với số điểm 91/100, cách xa so với trại hạng nhì 76/100 điểm, trại nuôi của chị Lê đã thực sự thuyết phục được Ban giám khảo lẫn các hộ tham gia hội thi.
 
Vào nghề cùng Cô Gái Hà Lan
 
Giống như bao người nông dân ngoại thành TP.HCM khác, từ nhiều năm trước, chị Phạm Thị Lê cũng phải trăn trở để tìm mô hình kinh tế phù hợp với gia đình mình. Với lợi thế nhà có 3-4 mẫu đất vườn, chị cân đong đo đếm sao cho đầu tư hiệu quả nhất. Gặp đúng lúc phong trào bò sữa đang rầm rộ tại Củ Chi nên chị cũng thử theo nghề một phen. Khởi nghiệp với 20 con bò sữa được xem là điều hết sức liều lĩnh và cũng khiến chị không ít băn khoăn.
 
Thời điểm đó thấy Cô Gái Hà Lan (tên gọi trước đây của FrieslandCampina Việt Nam) tổ chức nhiều lớp tập huấn hỗ trợ kiến thức nuôi bò nên chị quyết định kí hợp đồng giao sữa với công ty để được tham gia các lớp tập huấn. Được học từ những kỹ thuật đơn giản về trồng cỏ, chăm sóc bò… đến cách tổ chức trại nuôi cho khoa học như xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bò theo lứa tuổi, tiết kiệm chi phí đầu vào... là nền tảng vững chắc giúp chị ngày càng tự tin với nghề chăn nuôi bò sữa. Cộng với tính cần cù, ham học hỏi, người nông dân này đã vượt qua vô vàn khó khăn ban đầu để thành công như ngày hôm nay. Giờ đây, công việc với chị Lê đã vào guồng, mọi khó khăn, trở ngại chị đều có kinh nghiệm xử lý. Người phụ nữ này hiện đã là bà chủ của trại bò có quy mô lớn, cho từ 500 – 700 kg sữa mỗi ngày, với hàng chục nhân công lao động. Nhìn lại chặng đường đã qua, không ít lần chị thở phào nhẹ nhõm vì “cú liều ăn nhiều” ban đầu của mình. “Cũng may, ngay từ lúc đầu tôi được Cô Gái Hà Lan hỗ trợ để có được kiến thức bài bản tốt về nghề nuôi bò sữa, từ cái nền đó mà trang trại tôi phát triển ổn định như ngày hôm nay”, chị Lê hạnh phúc chia sẻ.
 
Mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững”
 
Trao đổi bên lề hội thi, TS Nguyễn Văn Tìm, trưởng Ban giám khảo cho biết, kết quả giải nhất “mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững” trao cho trại chị Lê là hoàn toàn xứng đáng. Mô hình tổ chức trại nuôi ở đây hết sức chặt chẽ, nguồn cỏ dồi dào, biết cách ủ chua đúng tiêu chuẩn để dự trữ thức ăn cho cả đàn, chất thải được tận dụng để sản xuất biogas thân thiện với môi trường, sữa được sản xuất đạt chất lượng… “Tất cả đều đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một trại chăn nuôi phát triển bền vững”, ông Tìm giải thích thêm. Vì vậy, trại chị Lê đồng loạt được ban giám khảo cho điểm cao và thắng một cách thuyết phục.
 
Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Phước Trung, Phó giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM cho rằng những trang trại như thế sẽ góp phần giúp ngành nông nghiệp chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững. “Đây là những hạt nhân cần phải được nhân rộng, phát huy để trở thành gương tốt cho các nông dân học hỏi làm theo. Có như vậy nghề bò sữa mới phát triển đúng hướng”, ông Trung chia sẻ.
 
Ấn tượng giải nhất “mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững”  - 1
Ông Jan Wegenaar – Giám đốc Sản xuất của FrieslandCampina VN trao giải thưởng cho chị Phạm Thị Lê, giải Nhất mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững
 
Được biết, trang trại của chị Lê nằm trong hệ thống giao sữa cho Cô Gái Hà Lan, được công ty hỗ trợ phát triển thông qua chương trình Phát triển ngành sữa bền vững hơn 15 năm nay. Trong những năm gần đây, trại này luôn là một trong những trang trại mẫu điển hình được công ty khuyến khích phát triển để người nông dân trong vùng học tập và làm theo.
 

Từ năm 1995, Cô Gái Hà Lanđã bắt đầu thực hiện việc ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với các hộ nông dân và triển khai chương trình Phát triển ngành sữa nhằm giúp nông dân phát triển chăn nuôi bò sữa một cách bền vững. 15 năm qua, công ty đã đầu tư hơn 13 triệu USD cùng lực lượng 70 cán bộ khuyến nông chuyên nghiệp làm việc toàn thời gian cho chương trìn. Kết quả là chỉ tính riêng trong 5 năm từ 2006 đến 2011, đàn bò cung cấp sữa cho FrieslandCampinaViệt Namđã tăng gần gấp đôi,từ 18.000 con lên 35.000 con. Sản lượng sữa trung bình của mỗi trang trại đã tăng từ 45kg lên tới trên 73kg/ngày. Chất lượng sữa cũng được nâng cao rõ rệt.