Vẫn đang là câu hỏi nóng: Thi hay không thi THPT?

(Dân trí) - Cách thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT một lần nữa không chỉ trở thành vấn đề làm nóng phiên thảo luận về luật Giáo dục (sửa đổi) tại UB Thường vụ Quốc hội vừa qua mà còn nóng lên qua bình luận của các bạn đọc gửi về báo Dân trí. Hiện nay vẫn đang có hai ý kiến đối ngược nhau.

Vẫn đang là câu hỏi nóng: Thi hay không thi THPT? - 1

Ý kiến thứ nhất là ủng hộ việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bạn đọc Khương Hữu Tống fb_google@openid.com cho rằng: “Toàn quốc tốn ngàn tỉ cho một kì thi mà chỉ loại bỏ 2% thì cần phải xem lại kỳ thi này. Lãng phí và vô bổ”. trịnh công quỳnh quynhdieptb@gmail.com:”Nên bỏ kì thi tốt nghiệp, mà chỉ các trường đại học tổ chức thi thì rất tốt . Không thể nói là các em không cố gắng học. Đúng là nếu chỉ thi đại học mà bỏ thi tốt nghiệp thì chắc chắn hạn chế rất nhiều tiêu cực và từ đây cũng cho ra trường những học viên có chất lượng, còn những em học trung bình thì sẽ không dám thi đại học mà sẽ đi học nghề, còn các em học kém thì chắc rất ít vậy hạn chế rất nhiều tiêu cực. Chẳng ai bỏ tiền ra để cho con mình từ học sinh trung bình để thành học sinh giỏi chẳng để làm gì cả, cái gì cũng có mục đích của nó, còn nếu cứ thi như hiện nay thì học sinh dốt bố mẹ vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra để chạy cho con đạt điểm cao để vào các trường danh tiếng như đã xảy ra ở một số hội đồng thi vừa qua. vậy nên có tình trạng một thí sinh có điểm thi chấm lúc đầu là điểm 9-10 nhưng bị chấm thẩm định lại điểm chỉ còn 1 điểm, vậy có phải dốt mà thành giỏi không? Điểm cao thì con họ mới được xét tuyển vào những trường đại học danh tiếng, có vậy họ mới dám bỏ tiền ra để chạy điểm, nhưng tổ chức thi đại học thì phụ huynh và các thí sinh lại vất vả để đi lên các thành phố để thi. vậy nên cần cân nhắc . còn không thể nói bỏ thi tốt nghiệp thì các em không học tốt. Một khi vẫn thi đại học thì những học sinh khá và giỏi vẫn càng học tốt hơn đó sẽ là thực tế tự vận động. chỉ những em học trung bình và kém thì sẽ ít ôn học thôi.”

Nhưng cũng có ý kiến thứ 2 của nhiều bạn đọc cho là vẫn cần thiết phải tổ chức thi THPT.

Bạn đọc Nguyễn Quyết Tiến tamdanao@yahoo.com viết: “Thi tốt nghiệp để đánh giá quá trinh học của các em, thúc đẩy học tập nghiêm túc, tại sao cứ vin vào chuyên 2% trượt, kể cả đỗ 100%. Vẫn nên thi”. trần Hà tranhacshs@gmail.com : “Nếu học mà không thi thì không có áp lực bắt người học phải học, nhất là cấp học phổ thông, khi các em còn ít tuổi tính tự giác chưa cao. Không thi có thể tạo ra một số em học sinh liên tục nhiều năm không chăm chỉ học tập và như vậy khi 18 tuổi các em làm được gì để tồn tại bằng kiến thức trống rỗng của mình? Hiện nay các trường phổ thông vẫn tổ chức thi 8 tuần, thi hết học kỳ... kết quả rất tốt, tốn kém gì đâu. Có thể áp dụng hình thức thi này cho kỳ thi tốt nghiệp PTTH. Thi đại học là kỳ thi quan trọng nhất, vì đây là kỳ thi lựa chọn nhân tài cho đất nước. Do vậy, việc sửa đổi Luật GD cần được cân nhắc kỹ nhằm khắc phục được một số hạn chế, thiếu sót của kỳ thi PTTH vừa qua, đó là: Có thể vẫn tổ chức thi tại địa phương, nhưng Hội đồng thi phải là người của tỉnh khác hoặc của trường đại học và tổ chức chấm theo cụm một số địa phương; Bài thi không được để qua đêm tại Hội đồng thi như hiện nay, dễ phát sinh tiêu cực”. Luan Kamikawaji fb_google@openid.com: “Theo tôi nghĩ thì việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông hiện nay là cần thiết và nên tiếp tục và là cách ít tốn kém và tạo ra sự công bằng nhất trong tuyển sinh vào Đại học nhất ! Tuy nhiên nên có thay đổi tí chút sau đây : 1) Tổ chức phải được hoàn thiện hơn để tránh sự lem nhem trong kỳ thi, thêm vào đó sự kiểm soát trong kỳ thi và kiểm soát sau kỳ thi rất cần có và quyết liệt để tạo ra sự công bằng trong cuộc thi! 2) Nên giảm bớt tỷ lệ tốt nghiệp (bài thi khó khăn hơn, chấm thi ngặt nghèo hơn..v..v.. ) để tạo ra giá trị của văn bằng và cũng giới hạn kiểu học là ra kết quả, học tà tà, chơi cũng tốt nghiệp! với tỷ lệ tốt nghiệp trên 90% là "lũng đoạn" của bằng cấp và khả năng thực!!! Theo tôi khoảng 50-60% đã là nhiều lắm rồi!” Kiên Nguyễn Hữu fb_google@openid.com ; “Các cụ xưa đã đúc kết: "Văn ôn, võ luyện". Thế mà thời nay người ta chỉ lo con cái học hành, thi cử vất vả. Bỏ một kỳ thi là dân ngu đi một tý. Chất lượng giáo dục đi xuống từ khi bỏ kỳ thi tiểu học; mất gốc nên vào THCS nhiều cháu mù chữ trở lại. Bỏ thi tốt nghiệp THCS, nay lại kêu thi tốt nghiệp THPT không có tác dụng, bỏ nốt cũng đồng nghĩa phá xong nền giáo dục nước nhà...”. Lê Thanh Hải fb_google@openid.com : ““... Học có thi mà chưa chịu học. Học không thi thì sau 20 năm Việt Nam sẽ là cường quốc về dốt nát mà thôi”.

Trước hai luồng ý kiến nên thi THPT và nên bỏ thi THPT, bạn đọc tuấn tú mamalienop_liendt@yahoo.com thận trọng: “có 2 vấn đề cần trả lời : nếu chỉ tốt nghiệp PTTH không học lên đại học thì bằng tốt nghiệp PTTH có giá trị gì. Thứ 2 là chất lượng đánh giá quá trình học hết chương trình PTTH có đáng tin vào điểm đánh giá học lực của lớp thầy cô dạy PTTH không? không trả lời rõ ràng 2 câu hỏi trên thì quyết định thế nào cũng thiếu thuyết phục”. Bạn đọc TKim Thoa kimthoa1066@gmail.com lo ngại: “Nếu bỏ thi liệu ở các trường THPT các thày cô sẽ đánh giá việc học của các em học sinh công tâm, khách quan không? Liệu có xuất hiện hiện tượng chạy điểm, chạy học bạ đẹp không ? Nếu không có thì hãy nói đến bỏ thi. Tiêu cực không phải là tại quy trình mà là con người!” Kông Lơng Khơng Trường fb_google@openid.com : “Muốn tổ chức thi tốt nghiệp THPT đúng nghĩa, đúng thực chất cần loại bỏ bệnh thành tích một cách tích cực.”

Bạn đọc Nguyễn văn Đức nguyenvanduc081953@gmail.com kiến nghị: “Kính gửi MẤY LỜI TÂM HUYẾT: Đảng, Quốc Hội và Chính Phủ nên xem xét thi hành “quyết sách đổi mới toàn diện” một trong 2 phương án sau đây nhằm giải quyết về vấn đề tiêu cực trong “thi cử” ở Việt Nam : Phương án 1: Bỏ thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét công nhận hoàn thành chương trình THPT. Giao cho các trường đại học và cao đẳng chủ động tổ chức thi và xét tuyển. “Đầu vào” tương đối dễ dàng, nhưng “đầu ra” phải tuyệt đối nghiêm ngặt và khó khăn để đạt chất lượng cao. Phương án 2: Duy trì nguyên hiện trạng "thi 2 trong 1" như năm 2018 vừa qua nhưng : a- Tổ chức thi thật nghiêm ngặt, phạt thật nặng các tổ chức và cá nhân vi phạm quy chế thi. b- Thu hồi toàn bộ các bài thi trắc nghiệm và tự luận về tập trung chấm tại các điểm do bộ GD&ĐT trực tiếp quản lý. Trưng dụng giảng viên các trường đại học trực tiếp chấm thi. PA1 sẽ ít xảy ra tiêu cực hơn PA2 vì “bỏ thi” thì không có tiêu cực trong “Thi cử” nhưng lại xảy ra tiêu cực trong “xét tuyển”. Vấn đề ở đây là làm sao để “Sản phẩm” GD&ĐT ra trường phục vụ lao động và xã hội có chất lượng cao. Kinh nghiệm ở các nước văn minh tiên tiến, họ chỉ cần mấy tiêu chuẩn sau là sẽ được vào học các trường đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp mà không cần “Thi cử” : - Phải có Mã số định danh cá nhân trong CSDL quốc gia . - Phải có giấy xác nhận đã hoàn thành chương trình THPT . - Phải có nguồn kinh phí đảm bảo cho chương trình theo học . - Phải có sức khỏe và nguyện vọng theo học . Sau khi được xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hay TTHCN, các học viên phải ra sức học hành không thì mất tiền oan . Quá trình đào tạo là hoàn toàn tự nguyện. Ở đây phần “Thi cử” mới diễn ra vô cùng “quyết liệt” . Mọi quy chế “nghiêm ngặt” được thực thi, vì nó đánh giá toàn bộ quá trình học tập của cả đời người. Ai muốn học thế nào cũng được, miễn là phải “thi cử”, làm luận án, luận văn v.v... cho tốt thì mới được công nhận tốt nghiệp ra trường làm việc với chất lượng cao. Thế nên mới có nhân tài đăng ký theo học mấy trường cùng một lúc. Thậm chí họ còn tự học và đăng ký thi tốt nghiệp tại các trường danh tiếng trên thế giới. Các trường muốn có uy tín và danh tiếng thì buộc họ phải có cơ sở vật chất và cơ chế thích hợp cho quy trình đào tạo của trường mình . Trường Hasalvagd (Ha vớt) Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình cho mô hình đào tạo trên thế giới. Chỉ có làm như vậy, mới bớt đi tình trạng tiêu cực trong “thi cử” như thời gian qua ở các địa phương, lấy lại niềm tin của nhân dân.” Phí Mạnh Đông manhdong02@gmail.com : “Tôi đề nghị nên trưng cầu dân ý”.

Nguyễn Đoàn tổng hợp