Bạn đọc viết:

Triệu chứng bệnh không chuẩn từ kỳ án 194 phố Huế

(Dân trí) - Mỗi đất nước đều thành lập các cấp toà án để xét xử các vụ việc, để giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội, mong lấy lại công bằng cho mọi người dân trong cộng đồng, và điều cốt yếu là mang lại sự ổn định, bình yên cho đất nước đó...

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

Thời gian vừa qua, đất nước ta có một số vụ án, đặc biệt là vụ xử Trịnh Ngọc Chung này, nhiều người cho rằng các thẩm phán đã không làm hết trách nhiệm của mình, xét xử KHÔNG CHÍNH XÁC,  gây ra nhiều BẤT BÌNH trong dư luận.

Và như vậy, dư luận sẽ đặt ra nhiều giả thuyết về căn nguyên căn bệnh KHÔNG CHUẨN này:

Đó là TRÌNH ĐỘ của một số cán bộ toà án còn non kém, dẫn đến xét xử lệch lạc.

Đó là trong TÂM của người xét xử còn chưa TRONG SÁNG, nên liệu có những uẩn khúc nào đó dẫn tới lợi dụng vụ việc để TRỤC LỢI riêng tư không?

Dù là vì tình cảm hay trục lợi kinh tế thì cũng không thể chấp nhận được. Đó là một TỘI PHẠM MỚI - tội phạm làm hỗn loạn, suy yếu đất nước.

Theo tôi, tội phạm "vòng trong" này thậm chí còn nguy hiểm hơn tội phạm "vòng ngoài' vì nó gây ra sự lộn xộn, sự đảo lộn lớn, gây thêm bất an cho xã hội.
Việc xử án quan trọng đối với xã hội là thế nên XEM XÉT, ĐÁNH GIÁ VIỆC XÉT XỬ càng cần được Nhà nước quan tâm đặc biệt, để toà án thực sự là CÁN CÂN CÔNG LÝ trong cộng đồng, trong một quốc gia ổn định.

Việc đánh giá xét xử, theo tôi là phải làm thường xuyên, tốt nhất là sau mỗi vụ xét xử hoặc chí ít thì cũng sau mỗi vụ lớn, hoặc những vụ gây nhiều tai tiếng trong dư luận.

Theo tôi , ta nên đánh giá theo tiêu chí NĂNG LỰC và ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP, dựa vào ý kiến dư luận song song với ý kiến những người trong ngành. Vì trong ngành thường có sự nể nang và áp lực, nên phải lấy kết quả xét xử làm thước đo. Nếu sự khác biệt giữa lần xét xử cùa thẩm phán với kết quả cuối cùng mà sai số dưới 25% thì đánh giả ở mức trung bình, coi là tạm được. Nếu dưới 15%, là tạm ổn, dưới 8% là ổn.

Những thẩm phán nào xét xử với sự khác biệt cao, ví dụ trên 25%… thì cần phải có sự vào cuộc xem xét, phán quyết của các cấp thẩm quyền và phải chịu các hình thức kỷ luật khi xác định có vi phạm tuỳ theo mức độ: từ phê bình, khiển trách, cảnh cáo, chuyển công việc khác, sau nữa là truất quyền xét xử tạm thời.

Thậm chí nếu việc xét xử đó gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội thì có thể thu bằng vĩnh viễn. Có thể phạt tù nếu gây tổn hại  lớn đến kinh tế của dân và làm mất uy tín nghiêm trọng với Nhà nước.

Chúng ta phải quyết tâm coi trách nhiệm lập lại kỷ cương phép nước làm trọng và toà án phải thực sự là cán cân Công lý nghiêm minh, đem lại niềm tin cho cộng đồng...

Miliketta: ngocthanhta@yahoo.com