Tăng giá và quyền phản biện của dân

(Dân trí) - “Theo tôi được biết hơn 10 năm nay nước Nhật chưa thay đổi giá hàng hóa bán lẻ, sao kinh tế Nhật vẫn phát triển nhỉ? Mà Bộ trưởng nói tăng giá, tức là tăng chi phí cho người dân, nhưng thu nhập của họ có được tăng không…” - Phan: phan123xyz@yahoo.com.vn bình luận.

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

 

Đến hẹn lại tăng

 

Độc giả trên đồng thời cũng nêu tiếp thắc mắc: “… Vậy xin hỏi BT KHĐT Bùi Quang Vinh, sau khi tăng giá thì đời sống của người dân sẽ nâng cao hay  giảm thấp đi, hay vẫn không thay đổi?” 
 

Và để có thêm tiêu chí so sánh,  nhiều bạn đọc khác tiếp tục nêu ra những địa chỉ và con số cụ thể. Qua đó càng có thể thấy rõ hơn nguồn cơn phản ứng (hay còn gọi là sự phản biện) của dân với "hội chứng đến hẹn lại tăng” của mặt bằng giá cả VN nói chung…

 

“Giá điện VN cao hơn Singapore. Giá xăng VN cao hơn Mỹ, Singapore và  nhiều quốc gia cả phát triển và đang phát triển khác. Giá xe hơi thì gần đắt nhất thế giới…” - Binh:  ng.hau71@gmail.com

 

“…Vấn đề là không phải người dân không đóng tiền, mà là đóng rồi bác có đầu tư cho có hiệu quả không thôi! Ví dụ như lâu nay dân vẫn đóng phí giao thông, nhưng cầu đường thế nào thì bác thấy đó! Không lẽ bắt dân đóng phí cho cái sự lãng phí của các bác?... Còn các bác sợ mất định hướng XHCN thì không có cơ sở lo cho dân nghèo? Mong các bác tham khảo kinh nghiệm của Mỹ là cái gói Obama Care đó về làm tạm thì dân nghèo cũng được nhờ, rồi từ từ ta tính nâng cấp... hơn Mỹ sau vậy” - Lương Sơn:  luongson146@gmail.com

 

“Theo tôi, người dân được quyền phản ứng vì các khoản thu và chi đều là tiền thuế của dân đóng góp. Đã bao giờ các vị đưa ra được bản danh sách một ngày người dân phải đóng bao nhiêu loại thuế chưa? Mất tiền, chịu giá chi phí cao nhưng dịch vụ phải tốt, cơ sở tăng giá phải MINH BẠCH. Chứ không phải là tăng giá để bù lỗ cho những sai phạm của các ‘ông lớn’ DN gây thiệt hại nặng nề hàng mấy trăm nghìn tỷ. Tăng giá nhưng chất lượng dịch vụ thì nghèo nàn, tăng vô lý thì sao người dân không phản ứng? Nếu cứ để các vị tăng giá để bù lỗ, để… bỏ túi (riêng) thì đất nước mới phát triển được sao?” -    Hoàng Nguyên: marketing.gialong@gmail.com

 

“Tăng giá nhưng phải đúng và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của đất nước. Kinh tế thị trường là phải có sự điều chỉnh cả cung - cầu và đòi hỏi phải có sự MINH BẠCH. Không thể nói tăng giá là tăng khi tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất thì đình đốn… Như vậy đất nước đâu có phát triển vì dân đâu có đủ ăn, sinh hoạt không đảm bảo... Các vị ngồi ở những vị trí đó, lương cao… thì đâu phải lo nghĩ, tính toán đến việc chi tiêu để biết nỗi khổ của dân? Người dân đi làm không đủ tiền chi phí cho mọi sinh hoạt, giờ lại nói: cứ hễ tăng là dân phản ứng thì còn lâu đất nước mới phát triển được. Thế tăng giá, dân khổ hơn liệu đất nước có phát triển không? Theo tôi, để đất nước phát triển thì trước hết cần có được những chủ trương, đường lối đúng đắn, chí công vô tư và thực sự VÌ DÂN…!” - Hùng Anh: phananh.lx@gmail.com

 
(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)
 

Dân xưa, dân nay

 

So sánh ý thức của cả các giới chức và người dân xưa với nay, càng thấy rõ khoảng cách thay đổi đã khá xa, nhưng đáng tiếc là hình như nói chung là lại… thụt lùi thay vì tiến bộ đi lên, nhất là với cán bộ giới chức. Vì sao lại có cái vòng luẩn quẩn như vậy? Hãy xem cách NHÌN GẦN rất sát với thực tế cuộc sống của người dân hiện nay trái ngược với cách NHÌN TỪ XA của nhiều giới chức (mà theo dân là “họ không cần sống bằng lương”) ra sao?

 

“Thời bao cấp dù có tăng giá, dân cũng đâu có kêu. Nhà dân có bát gạo, củ khoai… đều mang ra đóng góp để tăng sức chiến đấu. Đó là vì dân thấy rõ sự minh bạch, trong sạch, VÌ DÂN.... Có nên so sánh dân xưa với dân nay không? Hãy minh bạch, trong sạch, làm đúng luật pháp. SẼ HẾT VÒNG LUẨN QUẨN!” - Bùi Minh: Buibap98@gmail.com

 

“Chúng tôi là dân thường, đời sống số đông còn khó khăn nên việc giá hàng hóa tăng sẽ làm cuộc sống ngày càng khó khăn hơn, nên dân không kêu mới lạ. Tuy nhiên chúng tôi chỉ đặc biệt không hài lòng về các mặt hàng do các doanh nghiệp nhà nước có ưu thế độc quyền như điện, xăng dầu, y tế...mà chúng tôi cho rằng nếu có cạnh tranh lành mạnh thì sẽ không có tăng giá vô tội vạ như hiện nay. Trong khi quản lý thì yếu kém, gây thất thoát và lãng phí nhiều...” - Nguyen Trung:  nguyentrung@gmail.com

 

“Tôi cũng đồng ý với nhận xét của BT Bùi Quang Vinh về tình trạng cứ tăng giá là dân phản ứng, nhưng tôi thấy phản ứng của người dân không phải là không có cơ sở vì:

 

+ Thứ nhất: việc tăng giá ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Đồng lương thì eo hẹp, thử hỏi với 1.350.000 đồng lương cơ bản thì họ sẽ sống sao (với BT chắc thu nhập sẽ cao hơn và được… bao cấp rồi).

 

+ Thứ hai: một vấn đề đưa ra để làm lý do tăng giá là mất cân đối ngân sách, nhưng người dân đâu có làm mất cân đối ngân sách được? Ngân sách là do nhà nước quản lý và sử dụng…. Chắc còn 1.001 lý do nữa, nhưng tôi chỉ nêu ra như vậy để các nhà hoạch định hãy nghĩ cho người dân nhiều hơn và mang tính xây dựng hơn. Xin cảm ơn!” - Nguyen Chi Lam: inlamson@gmail.com

 

 “Chắc chắn rằng khi trả về giá cả thị trường, nhiều mặt hàng được trợ cấp, bao cấp sẽ tăng giá, đi cùng với tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tăng do tăng giá là điều đương nhiên. Nhưng người dân sợ tăng giá bởi người dân khó có thể tin tưởng được nữa. Điều gì đảm bảo được rằng giá tăng về giá trị thị trường, đúng giá trị của sản phẩm thì đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế xã hội phát triển, y tế, giáo dục...được cải thiện tiến bộ? Điều quan trọng ở đây và cũng là điều đầu tiên phải làm, đó chính là làm minh bạch nền kinh tế, trong sạch đội ngũ cán bộ giới chức và giảm thiểu thủ tục hành chính, tinh giảm bộ máy cán bộ. Hãy làm cho nhân dân có niềm tin trở lại đi đã, thưa các vị!” - Viet Anh:  kid_9x@yahoo.com

 

Xưa cán bộ với dân như cá với nước. Nay vấn đề là ở chỗ dân đã mất niềm tin…Và nhìn sâu hơn vào vấn đề, có lẽ như một số bạn đọc nêu ý kiến rằng: mỗi khi tăng giá mà dân ta đều vỗ tay hoan nghênh thì đất nước mới phát triển được? Chắc là vậy!

 

Khánh Tùng