Đại hội Công đoàn Việt Nam lần VI:

Đề xuất bổ sung quyền của đoàn viên công đoàn

(Dân trí) - Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động năm 2012 đã có nhiều quy định mới, vì vậy Điều lệ Công đoàn Việt Nam cần sửa đổi cho phù hợp, bổ sung quyền của đoàn viên.

Hôm nay (29/7) các đại biểu chia thành 20 tổ để thảo luận về 2 nội dung: Báo cáo của BCH Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐVN) khóa X và Điều lệ CĐVN (sửa đổi, bổ sung). Theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X thống nhất và báo cáo với Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam như sau: Điều lệ Công đoàn Việt Nam được Đại hội X Công đoàn Việt Nam thông qua ngày 5/11/2008, được Ban Bí thư Trung ương Đảng cho ý kiến chỉ đạo ngày 14/4/2009 và đồng ý ban hành với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung như: Bổ sung một số quyền của đoàn viên công đoàn; bổ sung quy định về cán bộ công đoàn; sửa đổi, bổ sung, sắp xếp lại nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở (CĐCS) và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo hướng đưa những nhiệm vụ có liên quan đến chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu…

Đại biểu thảo luận  bổ sung đ

Đại biểu thảo luận  bổ sung đ
iều lệ của Công đoàn

Các đại biểu đều cho rằng Luật Công đoàn năm 2012 và Bộ luật Lao động năm 2012 có nhiều quy định mới nhằm tăng cường vai trò của các cấp công đoàn, vì vậy Điều lệ Công đoàn Việt Nam cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Do đó, trong ngày, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau như: Về công đoàn giáo dục huyện; về nhiệm kỳ đại hội công đoàn các cấp; về quy định thời gian hội nghị  định kỳ của BCH; về thành lập CĐCS; về Công đoàn Viên chức Việt Nam; về công đoàn trong lực lượng vũ trang; về tài chính công đoàn…

Đại biểu Nguyễn Thiện Trung, tổ Tây Bắc (đoàn Sơn La) đưa ra ý kiến: Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN khóa XI nên đổi tên CĐ Viên chức thành CĐ Công chức - Viên chức. Liên quan đến cán bộ CĐ, các đại biểu cho rằng nên có quy định thống nhất với Ban tổ chức T.Ư, bố trí đủ cán bộ cho CĐ các cấp vì thực tế tại các địa phương không được quyết định về tổ chức. Tại điều 17, các đại biểu cho rằng, trình tự thành lập CĐCS cần có quy định rõ ràng để để tổ chức thực hiện. Liên quan đến tài chính CĐ, cụ thể về vấn đề thu kinh phí CĐ 2%, các đại biểu cho rằng cần có quy định cụ thể, cần có chế tài và quy định đơn vị nào nào thu.

Về kiến nghị với Đảng, Nhà nước và Tổng LĐLĐVN, đại biểu Hoàng Ngọc Vinh (đoàn Điện Biên) cho rằng nên có quy định phù hợp về chế độ BHYT đối với người lao động làm việc lưu động như các ngành giao thông vận tải, tài nguyên môi trường.  

  Phạm Thanh