Phó Chủ tịch VFF - Vũ Quang Vinh:

Không thể biện bạch “tiền bồi dưỡng” là thông lệ

<P style="MARGIN: 0in 0in 0pt">(Dân trí) - <SPAN style="mso-spacerun: yes">&nbsp;</SPAN>“Tôi cho rằng các trọng tài nói “tiền bồi dưỡng” là thông lệ của V-League chỉ là sự biện bạch cho sai&nbsp;phạm. Ngay như chúng tôi, đi công tác mà chưa bao giờ được ai mời bữa cơm hay đưa phong bì.” - Phó chủ tịch VFF, Vũ Quang Vinh nêu quan điểm sau khi tham dự phiên toà phúc thẩm vụ trọng tài V-League “nhúng chàm”.</P>

Trách nhiệm… mức độ

 

Thưa ông, quan điểm của LĐBĐ VN khi trực tiếp tham dự phiên toà phúc thẩm xử vụ “mua trọng tài” trong các mùa giải V-league?

 

Liên đoàn rất đau xót chứng kiến vụ việc bị đưa ra xét xử. Các trọng tài - họ đang là những “ông vua trên sân cỏ” lại trở thành bị cáo đứng trước vành móng ngựa. Tuy nhiên, quan điểm của VFF là phải kiên quyết làm thành vụ án điểm để bất kỳ ai tham gia hoạt động bóng đá có bài học nhãn tiền phải tôn trọng pháp luật, trước hết là quy chế Liên đoàn. Chính vì vậy, ngay từ đầu Liên đoàn đã phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ và đưa vụ án ra xét xử.

 

Theo lời khai của các trọng tài qua hai phiên toà, sơ thẩm (đầu tháng 7/2007) và phúc thẩm hôm nay, chuyện “nhận bồi dưỡng” đã diễn ra từ lâu, thường xuyên trong hoạt động bóng đá. Có thể hiểu những người bị xét xử chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, thưa ông?

 

Tôi cho rằng đây là những lời mang tính biện bạch của các trọng tài cho hành vi sai  phạm của mình. Có thể có địa phương nào đó làm việc này. Nhưng ngay như chúng tôi, đi công tác mà chưa bao giờ được ai mời bữa cơm hay đưa phong bì. Vì vậy không thể nói, hiện tượng này phổ biến, có thể có nhưng chỉ là cá biệt.

 

Ngoài vụ án trọng tài, còn nhiều vụ tiêu cực trong bóng đá như vụ “mua” chức vô địch của Sông lam Nghệ An, vụ “bán độ” của Văn Quyến - Quốc Vượng... Đó là chưa kể dư luận, báo chí trước đây còn nhắc tên nhiều “nghi án” lớn. Trách nhiệm của VFF  khi để xảy ra quá nhiều tiêu cực?

 

LĐBĐVN đương nhiên sẽ nhận một phần trách nhiệm, nhưng vấn đề cũng cần phải cân nhắc mổ xẻ. Trước hết cần phân định khi LĐBĐ VN đang trên đường hội nhập, ban chấp hành của từng nhiệm kỳ sẽ phải chịu trách nhiệm với giai đoạn làm việc của mình. Những việc chúng ta đang chứng kiến xảy ra ở nhiệm kỳ 3 và 4, còn tôi mới nhận nhiệm vụ từ 1/6/2005.

 

Những con người đứng trước vành móng ngựa hôm nay chỉ phụ thuộc Liên đoàn về mặt chuyên môn vì chúng tôi là tổ chức mang tính xã hội nghề nghiệp. Còn về mặt con người, các sở TDTT chủ quản mới là nơi chịu trách nhiệm trong việc bồi dưỡng đạo đức, nhận thức cán bộ. Và cá nhân họ phải chịu trách nhiệm về hành vi này.

 

Các trọng tài gặp may!

 

Qua vụ việc, có thể đặt câu hỏi, vì đời sống của trọng tài còn quá khó khăn nên buộc phải nhắm mắt “làm tới”? Có cách nào cải thiện đời sống cho họ để tránh tiêu cực, thưa ông?

 

Bản thân Liên đoàn không thể quyết định nâng mức sống cho trọng tài được mà việc này phải do nhiều cơ quan trong đó có đơn vị chủ quản là Sở TDTT các tỉnh. Liên đoàn đã cố gắng tăng bồi dưỡng trận đấu cho các trọng tài, cũng như chỗ ăn ở khi họ đi làm nhiệm vụ. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiếp tục tăng bồi dưỡng còn tăng mức sống là không thể. 

 

Nhưng nói gì thì nói, không thể đổ tội cho đời sống, nhiều người còn khó khăn hơn trọng tài, nhưng họ không làm liều, không vi phạm pháp luật.

 

Theo dõi trọn vẹn phiên toà phúc thẩm, ông thấy mức án dành cho các trọng tài có thoả đáng?

 

Tôi cho rằng, hôm nay các trọng tài đã gặp may, vì họ đã được xét xử bởi một HĐXX đầy tình nghĩa, hiểu hoàn cảnh bóng đá Việt Nam cũng như sai phạm của họ. Có như vậy, các trọng tài mới được hưởng một bản án thích hợp như vậy. Bản án đủ sức răn đe với trọng tài nói riêng, những người làm bóng đá nói chung, xa hơn nữa là những người làm thể thao nhưng cũng đồng thời mở hướng thoát cho người phạm tội.

 

Vậy hướng xử lý của VFF đối với các trọng tài sau khi có phán quyết cuối cùng của toà phúc thẩm đối với họ, thưa ông?

 

Tôi đến theo phân công của Chủ tịch liên đoàn và sẽ báo cáo lại. Sau đó Ban ký luật liên đoàn sẽ họp để định ra mức xử lý cụ thể cho từng trường hợp. Án kỷ luật sau đó sẽ báo cáo FIFA để họ ra án khác. Mức “án” phụ thuộc vào ban kỷ luật, nhưng tôi khẳng định cơ quan này còn hiểu biết và chia sẻ với trọng tài nhiều hơn.

 

Phương Thảo 
(Thực hiện)