Cuộc chiến đa chiều

<P>(Dân trí) - Với Olympic Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:country-region><st1:place>Nam</st1:place></st1:country-region>, trận gặp Olympic Indonesia sẽ đặt họ vào một ranh giới: chưa bao giờ và không bao giờ. Với thuyền trưởng Afred Riedl, trận gặp Olympic Indonesia đặt ông vào một đường biên: của tôi và của anh. Với người hâm mộ bóng đá Việt <st1:country-region><st1:place>Nam</st1:place></st1:country-region>, trận gặp Olympic Indonesia đặt họ vào đôi bờ cảm xúc: rửa hận và ôm hận. Như thế, có một cuộc chiến đa chiều xung quanh trận đấu này. <O:P></O:P></P>

1. O.Việt Nam chưa bao giờ vượt qua vòng loại thứ nhất của một kỳ Olympic. Nếu từ hòa đến thắng O.Indo, cái dớp này sẽ bị xóa, đồng nghĩa với việc một cánh cửa mới được mở toang. Bằng không  họ sẽ tiếp tục “chết giấc”, và sự “chết giấc” trong đường tơ kẽ tóc, khi mà cái dớp tưởng chừng đã được phá, rất có thể sẽ tạo ra một hiệu ứng tâm lý tồi. Vậy nên với O.VN, cuộc chiến giữa “chưa bao giờ” và “không bao giờ”  sẽ là một cuộc chiến cam go, nơi mà 90 phút sẽ quyết định tới cả một lịch sử.

 

2. Với Afred Riedl, kể từ ngày trở lại Việt Nam, ông đã quyết định duy trì sự cách tân của phó lái Mai Đức Chung. Sự cách tân đến từ một đội hình 4-3-2-1 chơi nhuyễn - nhỏ  - và nhanh. Nhưng với đội hình ấy, Riedl đã không thể có được vị ngọt trên đất Lebanon. Vậy nên khi quay về sân nhà, tiếp một Indo được liệt vào hàng “cửa dưới”, Riedl tuyên bố sẽ quay lại sơ đồ 4-4-2.

 

Sự quay trở lại ấy  cũng giống như một sự chuyển cực từ “của anh” sang “của tôi”. Điều gì sẽ xảy ra nếu đội hình ấy bị bóp vỡ? Lúc đó, hậu quả không chỉ dừng lại ở việc ĐT sẽ  đối diện với nguy cơ thua trận, mà với bản thân Riedl, ông sẽ phải đứng trước một sự thật: sự chuyển cực mà ông thực hiện đã thất bại. Lúc đó, chắc chắn cái tên Mai Đức Chung sẽ được nhắc đến, sự cách tân trước đó của ông cũng được nhắc tới. Thế thì Riedl sẽ tồn tại trong trạng thái nào?

 

Thế mới biết 1 trận thắng vào thời điểm này có ý nghĩa quan trọng thế nào với Riedl.

 

3. Indonesia - cái tên ấy hẳn vẫn ghim vào long người hâm mộ BĐVN biết bao đắng chát. 3 năm trước, cũng ở sân Mỹ Đình, Indonesia đã giã vào lưới VN 3 bàn trắng. Những dòng người ủ rũ rời Mỹ Đình trong một đêm mùa đông lạnh giá. Vương triều Tavares sụp đổ. Một cơn khủng hoảng ở bộ máy điều hành nên bóng đá hiện hình. Thế nên chẳng có gì hạnh phúc hơn khi lần này O.VN sẽ “rửa hận” bằng một trận thắng tưng bừng.

 

4. Trận đấu này giống như một cái nút cuốn trên nó 3 cái đầu dây - 3 cuộc chiến. Tháo được cái nút ấy, 3 sợi dây kia tức thì cũng được “giải thoát”.

 

90 phút - một trận đấu - 3 nhiệm vụ, hãy đợi xem!

L.Đ