Koshogatsu: "Tết nhỏ" theo ngày trăng tròn của người Nhật Bản

(Dân trí) - Mặt trăng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản. Nó được cho rằng bắt nguồn từ việc sử dụng lịch âm theo chu kì của mặt trăng.

Trước đây, Nhật Bản đón ngày đầu năm mới giống như Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, thường là vào khoảng giữa tháng hai. Trong quá trình hội nhập, với sự du nhập của văn hóa phương Tây, Nhật Bản từ lâu đã chuyển sang đón tết theo dương lịch.

Tuy nhiên tết truyền thống Nhật Bản vẫn luôn giữ gìn được những sắc thái văn hóa đặc trưng của phương Đông.

Koshogatsu: Tết nhỏ theo ngày trăng tròn của người Nhật Bản - 1
Mặt trăng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân Nhật Bản

Mặt trăng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân Nhật Bản. Nó được cho rằng bắt nguồn từ việc sử dụng lịch âm theo chu kì của mặt trăng. Chính vì vậy, ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới cũng được người dân Nhật Bản tổ chức chào mừng. Truyền thống này được gọi là Koshogatsu hay còn gọi là "tết nhỏ".

Koshogatsu: Tết nhỏ theo ngày trăng tròn của người Nhật Bản - 2
Truyền thống kỷ niệm ngày trăng tròn đầu tiên của năm tại Nhật Bản được gọi là Koshogatsu hay còn gọi là Tết nhỏ

Trong khi năm mới là thời điểm để mọi người cầu nguyện cho tài lộc và hạnh phúc, thì Koshogatsu là dịp để xin thần linh một vụ thu hoạch bội thu cho năm sắp tới. Shinto Toshigami là vị thần tượng trưng cho Koshogatsu.

Để tôn vinh thần Shinto Toshigami, các gia đình Nhật Bản sẽ dựng một ban thờ đặc biệt trong nhà. Ban thờ này thường được trang trí bằng "shimekazari" - những vòng nguyệt quế bện bằng rơm đã được tẩy trần, bánh mochi trong hình gương gọi là "kagamimochi", ngoài ra còn có rượu sake và muối.

Koshogatsu: Tết nhỏ theo ngày trăng tròn của người Nhật Bản - 3
Vòng nguyệt quế shimekazari bện bằng rơm đã được tẩy trần
Koshogatsu: Tết nhỏ theo ngày trăng tròn của người Nhật Bản - 4
Người dân cũng thường treo shimekazari trước cửa nhà

Ngoài ra, người dân sẽ trang hoàng nhà cửa bằng "mayudama" - những chiếc bánh gạo nhỏ hình kén được treo trên những cành liễu hoặc tre có ý nghĩa như một lá bùa may mắn. Ngoài ra, trên cành liễu cũng được treo thêm những đồ vật nhỏ lấp lánh như tiền vàng gọi là koban, chai rượu sake nhỏ đến những tấm bùa may mắn bằng gỗ...

Koshogatsu: Tết nhỏ theo ngày trăng tròn của người Nhật Bản - 5
Những chiếc bánh gạo nhỏ màu sắc hình kén được treo trên những cành liễu

Vào buổi sáng ngày Koshogatsu, người dân Nhật Bản sẽ ăn "azukigayu", một loại cháo đậu đỏ. Đó là món kết hợp giữa gạo tẻ và đậu đỏ azuki, sau đó nấu lên, rồi ăn kèm cùng với bánh mochi. Người ta bảo màu đỏ của đậu sẽ tạo ra năng lực xua tan đi mọi điềm dữ và đem lại sức khỏe dẻo dai.

Koshogatsu: Tết nhỏ theo ngày trăng tròn của người Nhật Bản - 6
Món cháo đậu đỏ may mắn

Một trong những sự kiện chính được tổ chức trong Koshogatsu là "toshiura." Người ta sẽ sử dụng những vật hình trụ bằng tre mảnh đặt trong cối xay gạo. Khi gạo đã được xay ra và dùng để nấu "azukigayu", người ta sẽ lấy chúng ra. Tùy thuộc vào số lượng gạo còn lại bên trong cây tre, người ta có thể biết trước liệu mùa vụ năm sau có bội thu hay không.

Koshogatsu: Tết nhỏ theo ngày trăng tròn của người Nhật Bản - 7
Koshogatsu là một nét văn hóa không thể thiếu của người dân Nhật Bản

Mặc dù cuộc sống của con người ngày càng hiện đại, nhưng ở Nhật Bản Koshogatsu vẫn được lưu truyền và tôn vinh. Nó đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của người dân, đặc biệt là ở những vùng nông thôn chuyên về nông nghiệp.