Xe “hành” khách lại vào mùa hoạt động

(Dân trí) - Sau dịp 30/4 thì tháng 6 mùa thi cũng là “mùa gặt” của nhiều nhà xe. Đây là thời điểm mà thí sinh khắp cả nước tất bật đổ về các TP lớn ứng thí. Vì thế vấn đề an toàn giao thông lại càng trở thành để tài nóng bỏng.

Trường hợp đáng tiếc của em Nguyễn Thị Cương đón xe khách từ huyện Núi Thành ra TP Tam Kỳ để ôn thi đại học, bị nhà xe "nhồi" vào chỗ để hàng hóa và bị ngã văng xuống đường, gây trọng thương lại là hồi chuông cảnh báo nữa về sự quản lý lỏng lẻo của các lực lượng chức năng chịu trách nhiệm bảo đảm ATGT hiện nay.

 

Lại câu hỏi về ý thức và trách nhiệm

 

Sau một cuộc thăm dò quy mô nhỏ khoảng hơn 300 người, đa phần nói trách nhiệm thuộc về nhà xe, khi biết xe đã quá tải vẫn cố tình bắt thêm khách rồi còn nào phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng... 

 

Có nhiều độc giả đã đưa ra bằng chứng sống qua kinh nghiệm xương máu nhiều lần bị hành xác trên những "chuyến xe bão táp”.

 

Xin chia sẻ với bạn vì rủi ro đã rơi vào bạn!!! Tôi đã từng đi chuyến xe bão táp như vậy từ Quảng Ngãi ra Quảng Nam. Xe loại 15 chỗ nhưng có lúc tài xế nhét đến 30 người. Cảm giác không còn chỗ nào để nhồi nhét được thì tài xế mới thôi. Tôi cảm tưởng nếu có va chạm với xe khác thì phần lớn hành khách đều không đi đến đích và sẽ rất thương tâm. Thái độ phục vụ của tài xế và phụ xe thì xấc xược. Thu tiền xong là xong, ai phản ứng không đi thì tự xuống xe dọc đường, tài xế không trả lại tiền” - Highway: highway@yahoo.com.vn  

 

Cần xử lý nghiệm chủ xe và tài xế xe này để làm gương. Tôi đã nhiều lần chứng kiến cảnh nhà xe bắt ép khách lên xe rồi nhồi nhét khách. Khi khách có thái độ không vừa ý là nhà xe chửi mắng, xúc phạm thậm tệ” -Lê Kiện: mrlekien2007@yahoo.com   

 

Đến bây giờ đi làm, tôi vẫn không thể nào quên được những chuyến xe như định mệnh đó. Trên xe thì hơn 30 người, người nào lên muộn họ cho ngồi vào đằng đuôi sau xe, úp mặt vô cái cửa ấy, nhìn như heo bị nhốt nên bọn mình hay gọi là xe heo. Hồi năm thứ nhất mình đi nhiều vì nghĩ không có xe nào thay thế, nhưng sau e sợ vì những cuộc rượt đuổi đón khách của họ, sau mình đi Mai Linh và tàu hỏa thôi. Không hiểu sao cơ chức năng quan nhà nước vẫn để tình trạng đó diễn ra. Hàng ngày hàng chục chuyến xe kiểu này, chở bao nhiêu mạng người mà không được quan tâm” - Lê Đức Huy: leduchuy1987@gmail.com  
 
Xe “hành” khách lại vào mùa hoạt động - 1

Cảnh tượng thường gặp trong những dịp lễ tết tại các bến xe
(ảnh: phapluatxahoi.vn)

 

Tình trạng như thế này vẫn diễn ra hằng ngày như cơm bữa đó thôi. Có lần tôi đi xe dich vụ Yến Hùng, lơ xe và tài xế nhồi ra băng ghế sau cùng và nói băng ghế đó ngồi được 7 người trong khi... băng đó chỉ có 4 ghế. Tôi và 3 hành khách kia phản ứng thì nhận được câu trả lời của tài xế là "Giờ ngồi không, muốn ngồi chỗ khác thì lên chỗ này (ghế của tài xế) ngồi nè"??? Thật sự có tiền nhiều là nhà xe cứ bắt khách rồi nhồi ép, chứ chẳng cần biết "Ừ mày chật chội, mày ngộp, mày sống chết ra sao kệ mày". Đây cũng có thể là nguyên nhân và lời giải đáp cho những tai nạn thương tâm vừa qua ở Việt Nam mình chăng?” - Huỳnh Quốc Hiệp: coc.ha90@yahoo.com.vn  


Bên cạnh đó cũng có những người cho rằng chính hành khách cũng là người có lỗi không nhỏ, khi có thể lựa chọn mà vẫn tự đưa mình vào cảnh khó khăn (chắc không ai có thể ép lên xe nếu ta không đồng ý).

 

Chủ xe lỗi 1, hành khách lỗi 10. Ý thức về an toàn và bảo vệ tính mạng của em quá kém. Khi thấy dấu hiệu thiếu an toàn, em có quyền từ chối, chọn phương án khác. Đúng là nhanh một giây có thể chậm cả đời” – thuynga: thuy_ngavn@yahoo.com  

 

Tuy lỗi là của nhà xe quá rõ ràng, nhưng cũng phải trách em: sao biết xe chiều sẽ rất đông mà không chịu tranh thủ đi sớm hơn, đã thấy hết chỗ mà vẫn lên là sao? không biết nguy hiểm à? Như một người bạn của anh bị tàn tật đi học cách trường 18km, phải tranh thủ thức từ 4h45 ăn cơm rồi đi nạng tới địa điểm cách đó 500m để đón xe bus. Thế mà ngày nào bạn anh cũng đi tới trường dù mưa hay nắng, còn em chỉ đi sớm có 1 ngày mà đi không được là sao?” -  mai văn khôi: maivankhoi75@yahoo.com  

 

Đọc comment của nhiều bạn, tôi thấy phần đông các bạn đều có ý trách móc các nhà xe, lên án những tiêu cực mà ai cũng thấy rằng "biết rồi, khổ lắm nói mãi". Tại sao các bạn - là những hành khách không nhìn lại chính mình? Trong vụ việc này, em Nguyễn Thị Cương cũng thật đáng trách. Em là con người chứ đâu phải cái vali, đâu phải thùng hàng?! Tại sao khi là hành khách, nhiều người cứ phải vội vàng, cố bon chen để lên xe cho dù thấy xe đã chật như nêm? Tại sao chúng ta chỉ quan tâm việc mặc cả bớt từng ngàn tiền cước, mà không hề để ý đến phần bảo hiểm như luật định?

 

Rủi ro, tai nạn là điều không ai muốn. Nếu chúng ta đừng nhắm mắt phó mặc cho nhà xe, nếu chúng ta quyết nói không với việc nhồi nhét khách thì mọi chuyện sẽ khác đấy. Đã ai nghe câu: "Nhanh một phút, chậm cả cuộc đời" chưa?” -  Trần Ngọc: alinh_hn@yahoo.com.vn   

 

“Các bạn cần có suy nghĩ trưởng thành và độc lập hơn đi. Là những người trưởng thành, biết ra ngoài một mình thì cũng phải biết bảo vệ mình chứ. Các bạn đâu còn là con nít. Cứ thấy vấn đề gì không giải quyết được, lại đổ tại cơ quan CHỨC NĂNG, rồi công an phải thế này, phải thế kia. Liệu chúng ta có đủ điều kiện để bố trí lực lượng thanh tra giao thông khắp nơi không? Lỗi là tại các bạn, các bạn chấp nhận đi trên những chuyến xe thiếu an toàn, thì cũng phải chấp nhận hậu quả khi nó xảy ra sự cố. Chúng ta là con người có chính kiến nên không thể có chuyện nhà xe muốn nhồi nhét thế nào cũng được” - thuynga: thuy_ngavn@yahoo.com 


Và cũng không ít người lại phải lên tiếng về tình trạng các lực lượng chức năng  không làm hết trách nhiệm, không xử lý triệt để nên mới để cho những "chuyến xe bão táp" đó vẫn mặc sức tung hoành.
 

Tôi nghĩ vấn đề này thì mấy chú công an phải vào cuộc quyết liệt. Xe đi Tam Kỳ-Đà Nẵng lúc nào chẳng nhồi nhét, chở gấp 2, gấp 3 số người qui định mà khi đi qua mấy trạm gác của CSGT đều trót lọt. Không biết có khúc mắc gì ở đây không?” - bruce lee: anhchangvuitinh_1272003@yahoo.com  

 

Việc nhà xe "nhốt thượng đế" như thế này trên chặng Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Quy Nhơn là chuyện ... lúc nào mà chẳng gặp. Xe chỉ có 16 chỗ nhưng có lúc nào chỉ đủ 16 thượng đế đâu (phải từ 20-30, thậm chí hơn thế  nữa)??? Ai không tin thử đi 1 lần sẽ rõ (đặc biệt là chiều thứ 6, thứ 7 đi theo hướng ĐNẵng - Q.Ngãi, chiều chủ nhật hướng ngược lại)!!!

 

Mà trên tuyến đường này, lúc nào cũng có không ít hơn 3 trạm CSGT túc trực mà xe vẫn chạy ù ù thế đấy. Mỗi khi đến "trạm" nếu bị tuýt còi thì tài xế mang "giấy tờ" xuống trình các anh (trong cái "giấy tờ" ấy có gì thì tôi không biết!!!) "kiểm tra" sau đó thì ... xe ta lại bon bon trên dặm đường thôi, có sao đâu!!!  - Namqng:

ngocnambkdn@gmail.com  

 

Tôi nghĩ các cơ quan chức năng mà chủ yếu là lực lượng CSGT ba tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi phải thực sự nghiêm túc, mạnh tay trong việc xử lý nạn xe dù, xử lý xe chở quá quy định tại các tỉnh này, đặc biệt là xe khách từ Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Nếu ai đi xe những tuyến này sẽ biết, thực sự kinh khủng! Không biết vì lý do gì mà lực lượng cảnh sát ở đây không bao giờ phạt những xe này? Viet Tran:

vtd236@yahoo.com

 

Đúng là chuyện thường ngày của huyện. Vấn nạn xe khách từ lâu đã gây nhức nhối lắm rồi, đặc biệc đối với người dân làm ăn buôn bán xa. Công tác chính quyền quản lý bến xe còn yếu kém, thêm cái nạn nhận "lót tay"  xảy ra như cơm ăn mỗi ngày. 1 chiếc xe 24 chỗ thì nhét đến 48 người thử hỏi tai nạn có xảy ra không?” -Gia Cát Tiên Sinh: congateen_03@zing.vn 

 

Tôi cũng có đi từ Đà Nẵng (ngã ba Huế) về Quảng Ngãi (huyện Mộ Đức) và ngược lại. Phải nói là cách sắp chỗ ngồi của các phụ xe và tài xế tôi bái phục (xe 15 chỗ chở 22 người, có khi còn hơn). Còn cách ăn nói của phụ xe thì khỏi nói luôn. Nhưng có 1 điều là công an 3 tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi không có phạt mấy xe này hay sao ấy, nên họ cứ chở vượt số người qui định. Nói chung là xe nào cũng vậy hết” -  Lòng tham:  lesonthien@yahoo.com  

 

Tôi đã mấy lần đi tuyến Quảng Ngãi - Đà Nẵng, Quy Nhơn - Đà Nẵng. Thật là kinh khủng, các xe spinter 16 chỗ toàn đua với nhau, xe thì nhồi nhét khách. Có lần ngồi đầu xe, thấy lái xe cứ nhắn tin nhiều hơn nhìn đường, nhìn đồng hồ thì tốc độ toàn 100-120km/h trên quốc lộ 1, nhiều khi lạng lách tôi muốn rơi cả tim. Còn chẳng thấy bóng dáng cảnh sát giao thông ở đâu, có thì chỉ bắn tốc độ, chẳng thấy bác nào dừng xe để đếm người. Mong các cấp ở đây xem lại ATGT trên chặng này” - Trần Hoàng:  tranngochoang@gmail.com  

 

Điều đặc biệt từ Quảng Ngãi ra Quảng Nam có đến 2 trạm CSGT nhưng xe vẫn qua được. Trên đường đi thì chạy nhanh, phanh gấp, lạng lách, vượt trong, móc đầu ...hành khách phần lớn đều nôn, ói. Đề nghị cơ quan chức năng chấn chỉnh lại hoạt động xe khách trên tuyến đường này để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra” - Highway: highway@yahoo.com.vn  

 

“Thật quá đáng, xem thường tính mạng con người là vi phạm luật pháp. Việc để tình trạng như vậy là trách nhiệm của thanh tra giao thông và công an giao thông đã xử nhẹ và quản lý không chặt chẽ các xe chạy tuyến đường dài, nên tình trạng nhồi nhét cứ xảy ra và tai nạn vẫn tiếp diễn. Còn hành khách thì cứ phải chịu thiệt thòi cả về người và của” -  trần hương: tranhuong2007@yahoo.com.vn  

 

Hồi còn làm trong ngành xây dựng công trình giao thông, mình vẫn thường phải bắt xe khách để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Đi hết Bắc hết Nam, nhưng không bao giờ quên được những chuyến xe từ Đà Nẵng đi Quảng Ngãi và ngược lại. Xe luôn chở quá người quy định, nêm chặt cứng và còn có người phải ngồi chung ghế với lái xe, rất nguy hiểm. Nhưng điều ngạc nhiên nhất đó là xe vẫn chạy qua trạm kiểm soát giao thông mà không thấy CSGT dừng xe để xử lý. Thậm chí có chuyến bị cảnh sát tuýt còi nhưng phụ xe nhảy xuống thôi còn lái xe vẫn ngồi trên xe, một lúc sau thì xe chuyển bánh bình thường” - Lê Văn Phú: phutedco4@yahoo.com.vn  

 

Tại cả đôi đường

 

Theo tôi, lỗi này đầu tiên là của nhà xe coi thường tính mạng con người, vi phạm nghiêm trọng Luật ATGT đường bộ. Tiếp đến là do cơ quan chức năng không làm triệt để, vì xe chạy cả đoạn đường dài như vậy và chở số lượng khách gần gấp đôi, chật như "nêm cối" mà không "nhìn thấy". Cuối cùng phải kể đến là lỗi của hành khách tham gia chuyến xe trên, vì biết xe rất chật như vậy còn lên làm gì, hơn nữa còn bị ngồi ở nơi để hàng hoá mà vẫn chấp nhận. Vậy nên, cần phạt thật nặng nhà xe; kiểm điểm nghiêm túc cơ quan chức năng phụ trách khu vực này; rút kinh nghiệm cho hành khách khi tham gia các phương tiện giao thông để đảm bảo An toàn - Văn minh khi đi trên đường!” -nguyen van hong: dinhgv77@yahoo.com.vn  

 

“Tôi thì lại khác, xe chật quá thì không đi. Chúng ta cùng hành động như vậy thì đâu xảy ra sự cố đáng tiếc, còn nhà xe học làm kinh doanh, cứ có tiền là làm hết, CSGT thì không làm quyết liệt, triệt để… Trước khi chờ đến lúc các cơ quan chức năng vào cuộc, chúng ta hãy tự cứu lấy mình. Tôi nghĩ đó cũng là một giải pháp” -Cao Minh: CAOMINH10@GMAIL.COM   
 

“Thực trạng việc xe đò quá tải rất phổ biến cho các chuyến Đà Nẵng - Quãng Ngãi - Quy Nhơn. Các xe Force 16 chỗ nhưng nhét khoảng 30 người là chuyện thường tình. Tình trạng giao thông như thế này khá phổ biến ở những nước như Việt Nam, Ấn Độ.

 

Giải pháp giải quyết vấn đề này triệt để là nên có những trạm xe buýt tuyến dài hoặc trung chuyển, vì nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến này khá lớn” - Nguyễn Trường Sơn: techofpc@gmail.com   

 

Nguyen Dinh Tam: dinhtamlcc@yahoo.com.vn nhấn mạnh:

 

 Tôi thấy rất cần các địa phương kết hợp với CSGT để xử lý thật nghiêm minh những nhà xe hoạt động không bến bãi, không đăng ký và chở người đúng theo số lượng đã qui định. Thực trạng này cứ lặp đi lặp lại mà không thấy giảm và thực tế đã gây ra không biết bao nhiêu những tai nạn thảm khốc gây điêu đứng cho bao gia đình... Cần lắm những ý thức cũng như sự đóng góp của tất cả các ngành để những người tham gia giao thông trên hệ thống đường bộ Việt Nam không còn lo lắng !”
 
Ôi ! an toàn giao thông ở VN ta, bao giờ mới thực sự được cải thiện đây? Xem ra câu hỏi đó khó có được lời giải đáp nếu tất cả chúng ta không cùng chung sức tìm ra phương thức hữu hiệu, đồng thời kiên quyết "chữa trị tận gốc căn bệnh nan y" gây ra con số nạn nhân vô cùng đáng báo động hiện nay này.
 
Bách Linh