UBND tỉnh Nam Định bị người dân tố sai phạm hàng loạt khi thu hồi đất làm dự án

(Dân trí) - Hàng chục hộ dân phường Lộc Hạ - TP Nam Định kêu cứu về việc UBND tỉnh Nam Định đã có nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai xây dựng khu đô thị mới.

Báo Dân trí vừa nhận đượȼ/span>c Đơn kêu cứu khẩn cấp của 22 hộ dân phường Lộc Hạ  - TP Nam Định (Nam Định) kêu cứu về việc trong quá trình triển khai xây dựng khu đô thị mới, UBND tỉnh Nam Định đã có nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp phápȠcủa các hộ dân bị thu hồi đất.

Theo Đơn kêu cứu khẩn cấp, thực hiện chủ trương đu tư xây dng cơ sở hạ tầng cáɣ khu đô thị mới, ngày 26/05/2004, UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết định số 1223/2004/QĐ-UB về việc thu hồi đất để giải phóng mặt bằng (GPMB) khu đô thị mới ɴại phường Lộc Hạ - TP Nam Định. Ngày 01/0ȶ/2004, UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết định số 1260/2004/QĐ - UB về việc phê duyệt phương án đn bù GPMB khu đô thị mới này. Tuy nhiên, khi tiến hành thu hồi đất UBND tỉnh Nam Định đã có ba vấn đề sai phạm lớn như sau:

Thứ nhất, vi phạm về thẩm quyền thu hồi đất

Ngày 26/5/2004, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1223/2004/QĐ-UB thu hồi đất của cácȠhộ dân trên đa bàn phường Lộc Hạ, TP Nam Định, tuy nhiên đến ngày 30/6/2004, Thủớng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg giao đất để thực hiện dự án. Theo quy định tại Điều 28 Luật đất đai năm 1993, sửa đổi bổ sung 1998-2001 tɨì: “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó”.

Quyết định thu hồi đất của UBNɄ tỉnh Nam Định.
Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Nam Định.
Quyết địnhȠthu hồi đất của UBND tỉnh Nam Định.

Và tại điểm a, khoản 1, Điều 23 Luật này quy định: “thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối được qui định như saɵ: “Chính phủ quyết định giao đất cho các trường hợp sau đây: Giao đất có thu tiền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo dự án.”

Như vậy, thẩm quyền giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối thì phải do Chính phủ ra quyết định. Do vậy, Quyết định 1223/2004/QĐ-UB thu hồi đất để giải phóng mặt bằng xây dựng khu đô thị mới tại phường Lộc Hạ này là không đúng thẩm quyền, trái với quy định tại điều 23, 28 Luật đất đai 1993, sửa đổi bổ sung 1998-2001.

Thứ hai, vi ɰhạm trình tự, thủ tục khi thu hồi đất, bao gồm:

- Không trưng cầu ý kiến của nhân dân về việc quy hoạch đô thị và nông thôn

- Chỉ tổ chức việc họp lấy ý kiến của các hộ dân bị thu hồi đất sau khi đã có quyết định thu hồi đất:

- Thực hiện việc thu hồi không đúng với các Quyết định thu hồi đất đã ban hành:

Theo Đơn kêu cứu phản ánh, tỉnh Nam Định ban hành Quyết định 1223/2004/QĐ-UB thu hồi đất nhưng từ năm 2006, các thông báo san lấp mặt bằng, thi công cơ sở hạ tầng lại căn cứ vào Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 08/6/2004 và Quyết định số 732/QĐ-TTg ngàyȠ30/6/2004 của Thủớng Chính phủ.

Bên cạnh đó, trong Quyết định số 249/QĐ-UB ngày 22/01/2008 Về vɩệc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu đô thị mới có phần nội dung điều chỉnh đó là không thu hồi diện tích phía Đông khu đô thị giáp với Khu Đông Mạc, phường Lộc Hạ mà chuyển sang phường Lộc Vượng. Tuy nhiên, trên thực tế tỉnh Nam Định vẫn thu hồi phần diện tích phía Đông giáp với khu Đông Mạc. Điều này là trái với quyết định đã ban hành, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các hộ dân.

Thứ ba, vi phạm nghiêm trọng các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

ước chuẩn bị bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Quyết định giao đất của Thủ tướng chính phủ.
Quyết định giao đất của Thủ tướng chính phủ.
Quyết định giao đất của Thủ tướng chính phủ.

Sau khi ban hành Quɹết định 1223/2004/QĐ - UB, về việc thu hồi đất để giải phóng mặt bằng (GPMB) khu đô thị mới, UBND tỉnh Nam Định đã có Tờ trình số 54/VP3 ngày 13/5/2004 và Tờ Ȋtrình số 66 ngày 15/5/2004 xin phép Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Nam Định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Nghị định 2Ȳ/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Và mặc dù chưa có ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, ngày 01/6/2004 UBND tỉnh Nam Định đã ra Quyết định số 1260/2004/QĐ-UB, về việc phê duyệt phương án đền bù GPɍB khu đô thị mới này.

Trên thực tế, đến ngày 08/6/Ȳ004 Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 609/QĐ-TTg, giao cho chủ đầu tư xây dựng tuyến đường chính (đường 52m và đường 33m) và giao cho UBND tỉnh Nam Định lựa chọn chủ đầu tư, hướng dẫn việc bồi thường cho chủ sử dụng đất. Sau đó, ngày 3Ȱ/6/2004 Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg, giao đất cho tỉnh Nam Định để thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới.

Ngoài ra, UBND tỉnh Nam Định vi phạm nghiêm trọng quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định 22/1998/NĐ-CP trong việc thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng theo: Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng chỉ được thành lập sau khi có quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, trên thựcȠtế, mặc dù không đưa ra được lý do nào nhưng UBND tỉnh Nam Định đã có quyết định thành lập Hội đồng đền bùȠgiải phóng mặt bằng trước khi có quyết định thu hồi đất. Hơn nữa, trong thành phần Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng, thiếu tới 3/6 thành viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định 22/1998/NĐ-CP.

ȍ

Vi phạm về giá bồi thường, hỗ trợ và tái ȑịnh cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi

Theo quy định tại Điềɵ 8 Nghị định 22/1998/NĐ-CP, khi quyết định giá đất đền bù thiệt hại, UBND tỉnh Nam Định phải căn cứ vào từng dự án theo đề nghị của Sở tài chính - vật giá. Tuy nhiên, khi quyết định giá đất để tính đền bù thiệt hại, UBND tỉnh Nam Định đã lấy giá của khu đất phía Bắc Sông Đào và phía Nam huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản để tính tiền đền bù cho các hộ dân, và giá đất đền bù được xác định là giá đất nông nghiệp, nông thôn ɶới đơn giá 19.300 đồng/m2. Trong khi đó, theo Nghị định số 17/2004/NĐ-CP ngày 09/01/2004 của Chính phủ quy hoạch xã Lộc Hạ trở thành phường Lộc Hạ nên phải được đền bù đất theo giá đất của đất nông nghiệp trong đô thị.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, khi đền bù thu hồi đất, UBND tỉnh Nam Định đã không thực hiện việc nhân hệ số K (là hệ số quan hệ tỷ lệ giữa giá đất tính theo khả năng sinh lợi) và cũng không tính giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường theo quy định Tiểu mục 3.1 Mục ɉI Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ tài chính hướng dẫn Nghị định 22/1998/NĐ-CP.

Đối với việc hỗ trợ khi thu hồɩ đất, UBND tỉnh Nam Định không áp dụng quy định tại Công văn số 4448/TC-QLTS ngày 04/9/1999 hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác, đền bù giải phóng mặt bằng như: về hỗ trợ chi phí đào tạo UBND tỉnh đã áp dụng tính bình quân nhâɮ khẩu cho một hộ gia đình có 2 khẩu là x 150.000vnđ/1 tháng để tính ra mức hỗ trợ đào tạo và mức hỗ trợ này các hộ dân cũng không được nhận, trên thực tế tại địa phương, mỗi hộ gia đình có từ 4 đến 7 khẩu (việc này đã được ghi nhận trong kết quả thanh tra của Thanh tra tỉnh Nam Định); Về hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp thì tỉnh tính bình quân mỗi hộ bị thu hồi 50% diện tích đất, còn trên thực tế, các hộ bị thu hồi từ 70% đến 100% diện tích đất...

Sai phạm này đã được Thanh tra tỉnh Nam Định xác minh và đã kết luận tại Bˡo cáo số 18 ngày ngày 09/02/2006: “Qua thanh tra cho thấy, đối với dự án này, tài liệu hiện có, đối chiếu với các qui định tại thời điểm UBND tỉnh phê duyệt thì Thanh tra tỉnh Nam Định nhận thấy: phần hỗ trợ đối với các hộ dân bị thu hồi đất tại thôɮ Đông Mạc, phường Lộc Hạ, TP Nam Định do hội đồng thẩm định trình UBND tỉnh Nam Định phê duyệt là không sát với thực tế, mức hỗ trợ do hội đồng thẩm định trình Tỉnh phê duyệt là vận dụng khôngȠcó căn cứ sát thực… Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu hiện có UBND tỉnh Nam Định phải ra quyết định thu hồi QĐ 1260 QĐ-UB ngày 01/06/2004, dẫn tới tình hình sẽ rất phức tạp”. Tuy nhiên, cho đến nay UBND tỉnh Nam Định vẫn không hề đưa ra bất cứ biện pháp nào để khắc phục sai phạm đó.

Ngày 04/7/2006, tại Quyết định số 1715/2006/QĐ-UB trả lời khiếu nại của công dˢn, UBND tỉnh Nam Định đã giao cho UBND TP Nam Định ổn định đời sống cho các hộ dân theo tinh thần của Công văn số 4448/TC-QLTS ngày 04/9/1999. Sau đó, UBND TP Nam Định mở khu chợ tái địạc để ổn định cuộc sống, hỗ trợ người dân sau khi thuȠhồi 70% - 100% diện tích đất. Khi dự án Chợ Đông Đông Mạc đã hoàn thành xong, UBND phʰờng Lộc Hạ ra Quyết định cho đấu giá ki ốt chợ Đông Mạc đối với tất cả các đối tưng trong và ngoài phường với thời hạn 5 năm và UBND hỗ trợ cho người bị thu hồi đất 70% -100% thìȠđưc hưởng hỗ trợ giá 20%. Tuy nhiên, mức giá mà UBND TP.Nam Đnh đưa ra lại quá cao, từ 7 – 12 triệu/1 ki ốt. Với mức giá này người dân nghèo đ mua được. Vì vậy, việc ổn định cuộc sống cho người dân theo phương án này là hoàn toàn không khả thi, càng gây ra những khó khăn cũng như bức xúc cho các hộ dân đã bị thu hồi đất.

 Kết luận sai phạm của Thanh tra tỉnh Nam Định.
 Kết luận sai phạm của Thanh tra tỉnh Nam Định.
 Kết luận sai phạm của Thanh tra tỉnh Nam Định.

Trong suốt mười năm qua, các hộ dân nơi đây đã gửi hàng trăm lá đơn khiếu ɮại, đơn kêu cứu đến các cơ quan chc năng nhưng cho đến nay vẫn chưa nhn được câu trả lời thỏa đáng. Các hộ dân cũng đã khởi kiện vụ án hành chính đối ɶới Quyết định 1223/2004/QĐ-UB ngày 26/05/2004 và Quyết định 1260/QĐ-UB ngày 01/06/2004 của UBND tỉnh Nam Định. Tuy nhiên tại các Bản án sơ thẩm số 02/2006/HCSTȠngày 21/12/2006 của TAND tỉnh Nam Định và Bản án phúc thẩm số 42/2007/HCPT ngày 29/03/2007 của Tòa phúc thẩm - TAND tối cao đều phán quyết không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các hộ dân. Theo những quy định mới của pháp luật, hiện nay, các hộ dân đã ɴiếp tục việc khởi kiện lại vụ án hành chính này.

Trong Đơn kêu cứu khẩn cấp gửi báo Điện tử Dân trí, các hộ dân khẳng định: “UBND tỉnh Nam Định đã có những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình thu hồi đất của các hộ dân để ɴhực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới tại phường Lộc Hạ. ʰớc về đất đai mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân chúng tôi”

Liên quan đến những vấn đề các hộ dân tại tổ 4, tổ 5 và tổ 6 phưn ánh trong đơn kêu cứu khẩn cấp, PV Dân trí đã làm việc với luật sưȠTrương Quốc Hòe - Trưng VPLS Interla, Đoàn Luȼspan lang="VI" style="font-size:13.0pt;line-height:130%;font-family:"Times New Roman","serif"; mso-ansi-language:VI">t sư TP Hà Nội.

Luật sư Trương Quốc Hòe cho biết, theo khoản 5, Điều 8 Nghị định 52/1999/NĐ-CP của Chính Phủ về việc Ban hành quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng quy định về quản lý các dự án quy hoạch thì: “Các dự án quy hoạch tổng ɴhể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển chuyên ngành và quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi nghiên cứu xây dựng phải lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, đa phương liên quan.

Quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi nghiên cứu lập dự án phải công bố công khai và trʰng cầu ý kiến của nhân dân và Hội đồng ɮhân dân sống trên vùng quy hoạch. Dự án quy hoạch xây dựng (cả quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được công bố công khai, thường xuyên tại cơ quan chính quyền các cấp và nơi công cộng trong vùng quy hoạch để nhân dân thực hiện và kiểm tra việcȠthực hiện.”

Như vậy, theo quy định trên thì dự án quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi lập dự án phải công khai và trưng cầu ý kiến của nhân dân sống trên vùng quy hoạch. Tuy nhiên, từ khi có kế hoạch xây dựng khu ȑô thị mới tại phường Lộc Hạ - TP. Nam ĐịnhȠcho đến khi có Quyết định số 01/2004/QĐ-UB ngày 01/01/2004 về việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch này, đến khi ban hành Quyết định thu hồi đất, UBND tỉnh Nam Định đều không công khai và lấy ý kiến của nhân dân tại khu Đông Mạc, cũng như không được Hội đồng nhân dân thông qua.

Ngày 26/5/2004, UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết định 1223/2004/QĐ-UB thu hồi đấɴ của các hộ dân tại khu Đông Mạc. Vậy theo quy định tại Điều 28 Luật đất đai năm 1993 thì: “Việc thu hồi đất để chuyển sang mục đích khác phải theo đúng quy hoạch và kế hoạch đã đưc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người dân đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án bi thư<ɳpan style="font-size:13.0pt; line-height:130%;font-family:"Times New Roman","serif"">ờng”.

Như vậy, ngoài việc khi thu hồi đất phải tuân thủ đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đưc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,Ƞmà trước khi thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền thu hồi phải thông báo cho người sử dụng đất được biết về lý do, thời gian thu hồi và phương án bi thường. Tuy nhiên, trong việc thu hồi đất tại khu Đông Mạc, sau bốn tháng kể từ khi ra Quyết định thu hồi đất thì ngày 24/9/2004 UBND thành phố Nam Định mới về họp với các hộ dân khu Đông Mạc, phường Lộc Hạ để công bố chủ trương đu tư, quy hoạch xây dựng khu đô thị mới này (trong văn bản 1030 VP5 UBND thành phố ra ngày 01/10/2004 tỉnh đã công nhận việc về họp với dân đểȠcông bố chủ trương đu tư, xây dựng khu đô thị mới là việc làm sau khi đã hoàn tất hồ sơ thu hồi đất). Điều này đã vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích của các hộ dân.

Báo Dân trí kính đề nghị UBND tỉnh Nam Định xem xét trả lời bạn đọc các nội dung 22 hộ dân tại tổ 4, tổ 5 và tổ 6 phường Lộc Hạ -  TP  Nam Định kêu cứu.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

Anh Thế