Trả lại vẻ đẹp cho xe buýt

Đủ dấu hiệu truy cứu tội danh “cướp tài sản”; Đã cấu thành tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác”; Có thể khởi tố hình sự tội cướp tài sản; Hành vi của các đối tượng trong vụ án này có thể thỏa mãn 4 tình tiết tăng nặng…

Đó là những ý kiến được các luật sư và luật gia đưa ra  ra trước vấn đề đang gây bức xúc nhức nhối trong công luận – tệ nạn trộm cướp, hành hung người bị nạn khiến việc đi xe buýt trở thành nỗi khiếp đảm với không ít người dân.

 

Ngay trước vụ việc xảy ra vào tối 16/8 trên chuyến xe buýt số 19 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) tại khu vực phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức, TPHCM), thì ngay tại thủ đô Hà Nội dư luận cũng đã rất bức xúc phải lên tiếng về điểm nóng  tệ nạn trộm cắp tại nhiều bến xe buýt, nhất là trạm trung chuyển Cầu Giấy (gần trường đại học Giao thông Vận tải).

 

Kịch bản hai vụ xem ra khá giống nhau, cũng có những đối tượng bị bắt nhưng rồi lại được thả ngay với cùng lý do là những tình tiết giảm nhẹ rất có lợi cho tội phạm? Dư luận cũng đã phản ứng rất mạnh trước cách xử lý nhẹ hều vô hình trung chỉ khiến tội phạm “nhờn thuốc”, lại tiếp tục hành nghề thậm chí còn trắng trợn hơn. Trong khi các nạn nhân dám chống lại tội phạm, hoặc những người dũng cảm dám đứng ra bảo vệ người bị nạn cùng đông đảo khách đi xe buýt  nơm nớp lo sợ bị biến thành  mục tiêu, bị chúng trả thù (?)

 

Xe buýt là phương tiện giao thông có nhiều ưu thế, lẽ ra phải được đa số người tham gia giao thông chọn làm phương tiện di chuyển vừa an toàn, vừa rẻ và còn nhiều lợi ích khác nữa. Song có lẽ đó là chuyện ở nước ngoài, còn thực tế ở nước ta gần như lại trái ngược. Không kể những vụ việc khác mà xe buýt bị cho là thủ phạm, chỉ riêng vấn nạn này đã khiến xe buýt bị mất đi  vẻ đẹp cùng những lợi thế vốn có của mình, khiến nó trở thành nỗi ám ảnh với không biết bao người. Làm sao để xe buýt lại đẹp trong mắt người dân?

 

Thế này thì có gặp cướp cháu cũng chẳng dám làm gì đâu ạ! Xử thế thì đừng mong ở thế hệ chúng cháu những cái gọi là "tinh thần" gì gì đó. Thật tệ!” – Bạn trẻ Vương chấm Thuỷ  - email:  typhudollars@yahoo.com cay đắng.

 

Cùng chia sẻ nỗi ám ảnh xe buýt,  bạn T. Huyền  - email:  huyen.nt09@gmail.com  thừa nhận:

 

Đọc xong bài báo mà mình thấy sợ: - Sợ không dám đi xe buýt (có lẽ không dám ra đường luôn). - Sợ không dám vạch mặt bọn trộm cướp. - Nếu phát hiện ra mình bị móc túi thì chắc ... có bao nhiêu đưa luôn để bảo toàn thân thể...”

 

“Trước đây tôi hay giúp người, nhưng sau khi đọc được tin trên thử hỏi tôi con dám giúp ai nữa hay không?” –  Bạn  Nguyễn Cao Tung  - email:  tung@asiapaintvietnam.com chia sẻ nỗi băn khoăn.

 

Còn bạn có nick Anh zai  - email:  tuananh8520032002@yahoo.com  gửi lời khuyên rất đơn giản (giống như một khuyến cáo mà tôi từng được nghe qua các phương tiện thông tin đại chúng mới đây) với những người đi xe buýt: “Bây giờ tốt nhất là không đi xe buýt và không cầm nhiều tiền ra đường!”. 

 

Song vượt lên sợ hãi và lo ngại, vẫn là nỗi bất bình  trước vấn nạn không hề nhỏ chút nào về mức độ nguy hiểm cũng như tác hại, mà dư luận muốn cơ quan chức năng phải vào cuộc quyết liệt thông qua những biện pháp mạnh để đủ sức răn đe và ngăn chặn.

 

“Chúng ta phải đặc biệt lên án những hành vi gây bất bình dư luận này, để tránh tình trạng cái xấu lấn át cái tốt vẫn đang tồn tại đầy rẫy trong xã hội. Bên cạnh đó cũng cần thẳng thắn xem xét lại trình độ chuyên môn còn yếu kém (tôi xin nhấn mạnh đây là trình độ chuyên môn), chứ không phải thái độ thiếu kiên quyết trong việc trấn áp tội phạm của một số đồng chí công an…”  - Bạn Nguyễn Hải Nam  - email:  socrua@yahoo.com.vn viết.

 

Bạn Nguyễn Sỹ Quyền  - email:  ngoisaodem55@yahoo.com thẳng thắn đặt câu hỏi:

 

“Liệu chúng ta có cần phải xem xét lại cách làm việc của các cơ quan chức năng trong những vẫn đề thế này không? Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Mọi lợi ích phải phục vụ nhân dân. Tôi thấy cách xử lí trong trường hợp này không những không răn đe các đối tượng khác, mà còn khuyến khích chúng làm liều. Người dân vừa mất của vừa bị xâm hại nguy hiểm đến tinh mạng. Hành vi của các đối tượng là côn đồ, không thể tha thứ. Tôi không chấp nhận cách xử lý của các đồng chí công an trong vụ việc này. Nếu muốn đất nước ta phát triển mạnh mẽ, muốn xã hội được yên bình trong sạch, tôi nghĩ Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn tới những vẫn đề xã hội này. Tôi không nghĩ là do cán bộ thiếu năng lực, phải chăng các đồng chí "sợ"????”

 

Một độc giả Việt kiều chia sẻ cách nhìn nhận vấn đề từ khía cạnh khác:

 

“Tôi là một Việt kiều sinh ra ở Việt Nam và lớn lên ở Mỹ. Mỗi lần về Việt Nam tôi đều có cảm tưởng đồng bào mình có vẻ mặt ngầu hơn so với vẻ mặt người dân các nước khác. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao người dân Việt Nam hiền lành phải làm vậy, có lẽ vì họ không được pháp luật bảo vệ chu đáo và kịp thời, nên người dân phải tự bảo vệ mình bằng cách mỗi lần ra đường phải tỏ vẻ mình không phải là người hiền để đỡ bị bắt nạt. Nhưng tôi lưu ý nếu tiếp tục giả vờ như vậy thì người hiền dần dần cũng trở thành hung ác, và nhà nước sẽ thật khó để giáo dục nhân dân. Theo báo viết thì bọn tội phạm này đã hoạt động ở đây gần 2 năm, tôi nghĩ công an ở khu vực này không thể không biết. Có thể có điều gì khuất lấp đằng sau chăng? - Tom Nguyễn -  email:  miendatkhongcodon_tq@yahoo.com.

 

Cơ quan chức năng nghĩ sao, phải làm gì để mọi người dân có ý thức và tinh thần trượng nghĩa anh thợ phụ hồ Mai Văn Chiêm và người đàn ông trung niên dũng cảm ngăn chặn hành vi trộm cướp trong vụ việc ở quận Thủ Đức, vẫn giữ trọn  niềm tin vào con người, vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. của chúng ta. Giá ai cũng làm được như Bạn Trần Văn Khai  - email:  mining1204@yahoo.com đã khẳng định:

 

“Tôi đã từng vài ba lần ngăn chặn được những hành vi côn đồ của bọn giả danh bán thuốc gia truyền với giá cắt cổ, trên các chuyến xe về miền Yây. Trước khi bước xuống xe, chúng đã giơ dao, kim chích hăm dọa sẽ trả thù tôi. Có người hỏi "Không sợ chúng à?", tôi đáp "Nếu bị đâm, thì nỗi đau xác thịt có lẽ sớm nguôi ngoai. Chứ còn thấy người yếu thế bị cướp trắng trợn mà làm ngơ thì nỗi đau lương tâm sẽ dày vò cả đời tôi". Vợ và các con tôi rất lo lắng, nhưng tôi tin mình đã làm đúng như những bài học đạo đức vợ chồng tôi vẫn dạy dỗ con. Tôi mong Công an quận Thủ Đức xem xét lại cách giải quyết trên, để những bài học về đạo đức "không nên thờ ơ, bàng quang trước nỗi đau người khác" còn có giá trị”…

 

                                                                                                                                                                                                                      Thanh Nguyễn tổng hợp