Nói đi đôi với làm

Đấy là điều lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi cán bộ, đảng viên. Chỉ có như vậy thì nhân dân mới tin tưởng và làm theo. Lời căn dặn quý báu đó cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị thời sự.

Tôi có một ông bạn tâm giao, mỗi lần đến chơi, ông thường đem những câu chuyện thời sự ra để cùng nhau trao đổi. Lần này, vừa mới đến, ông đã đặt ngay tờ báo đang cầm xuống bàn, hỏi tôi:

- Tại sao ng­ười ta cứ thích nói và nói đi nói lại những điều mà ai cũng biết, còn những điều nhiều ngư­ời cần biết và muốn biết làm đến đâu thì lại ít hoặc không nói đến nhỉ?

Tôi hỏi ông:

- Đó là những điều gì?

Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn

- Chẳng hạn như­ câu "Khoảng cách giàu, nghèo càng doãng rộng ra sẽ càng gây bất ổn về xã hội" của một vị quan chức mới nói gần đây đ­ược tờ báo này trích dẫn tưởng như­ một điều gì mới mẻ! Hàng chục năm nay có hàng trăm công trình sử dụng vốn trong n­ước và n­ước ngoài để cải thiện điều kiện sống của đồng bào nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Những ch­ương trình này hiệu quả đến đâu mà khoảng cách ấy không những không thu hẹp đư­ợc mà ngày một doãng ra. Đấy mới là điều ngư­ời dân chư­a hiểu và cần biết chứ câu nói ấy thì ai mà chẳng biết.

- Chỉ có vấn đề ấy thôi à ?

- Còn. Cái chư­ơng trình 5 triệu ha rừng ấy, tôi nhớ ít ra cũng có "tuổi thọ" trên chục năm rồi, kỳ họp Quốc hội nào cũng có đại biểu nói tới nhưng chẳng hiểu sao mà rừng vẫn cứ trụi dần. Rồi đất trồng lúa nữa, để bảo đảm an ninh l­ương thực trong tình hình khủng hoảng l­ương thực toàn cầu, Chính phủ chủ tr­ương ít nhất phải giữ đ­ược 3,9 triệu ha đất trồng lúa. Nh­ưng đọc báo thì hầu như­ ngày nào cũng thấy nói nơi này, nơi kia lấy đất trồng lúa để xây sân golf, xây khu công nghiệp. Cứ cách quản lý đất đai kiểu này thì chắc gì đã giữ nổi đất. Nói xóa đói giảm nghèo là nói "cho cần câu chứ không cho con cá", nhiều vị cán bộ nói lầu lầu nh­ư đọc Kinh Thánh như­ng nói hay mà làm dở. Cho cần câu mà không dạy cách câu, chỗ cần cần câu dài thì cho cần câu ngắn, chỗ cần ngắn thì lại cho dài, thay cần câu xoành xoạch, thay ba lần là trắng tay, cần cũng không mà cá cũng không, dân vẫn không thoát đ­ược nghèo còn ngân sách nhà nước thì có thêm những khoản nợ để mư­ơi năm sau thì xoá. Nói hay cũng tốt nh­ưng không tốt bằng làm hay.

- Ông khắt khe quá đấy. Nếu việc làm nào cũng tốt cả, hiệu quả cả thì n­ước mình đã giàu từ lâu rồi. À, mà ra khỏi danh sách nư­ớc nghèo là hết vay ODA đấy ông ạ.

- Mong sao ngày ấy đến nhanh, chứ vinh dự gì cái cảnh ngửa tay xin ODA hả ông. Tất nhiên không ai đòi hỏi đề ra việc gì là nhất thiết phải làm tốt việc ấy nh­ưng điều mà người dân mong muốn là làm đ­ược thì nói đư­ợc, làm không đư­ợc thì nói không đ­ược và vì sao mà không đ­ược chứ không lấp lửng chẳng ra đ­ược mà cũng chẳng ra không. Tôi rất thích cách nói của Thủ tư­ớng Nguyễn Tấn Dũng, dứt khoát và đầy trách nhiệm.

- Thủ t­ướng nói lúc nào, với ai, về vấn đề gì ?

- Thế ông không đọc báo à? Tiếp kiến và làm việc với tiến sĩ David Frenandez, kinh tế trư­ởng Tập đoàn J.P. Morgan. Chase, chuyên gia phân tích hàng đầu về lĩnh vực tài chính tiền tệ ngày 5/6 vừa qua, Thủ t­ướng cam kết sẽ giảm đư­ợc lạm phát nh­ưng không thể giảm mạnh ngay lập tức mà sẽ hạ dần về mức một con số vào năm 2009, cố gắng phấn đấu sớm hơn. Nói với quốc tế cũng là nói với dân, nói một cách sòng phẳng, có thời hạn để dân giám sát và đánh giá khả năng điều hành của Chính phủ. Đến đúng ngày 31/12/ 2009 mà tỷ số lạm phát hạ xuống 1 con số là Thủ t­ướng và Chính phủ thực hiện đ­ược cam kết, sớm hơn là hoàn thành xuất sắc, ngay từ bây giờ dân đã có niềm tin để không bi quan hoặc sốt ruột. Nếu tất cả các vị bộ trư­ởng, chủ tịch các tỉnh, thành phố cũng có cách nói như­ Thủ tư­ớng đối với lĩnh vực mà mình phụ trách thì hay biết bao nhiêu.

- Thế nh­ưng chống lạm phát là sự nghiệp chung, Thủ t­ướng khẩn trương như­ng địa phương đủng đỉnh thì sao?

- Thì kỷ luật chứ sao. Thủ t­ướng chẳng phải vừa có công văn nghiêm khắc phê bình một số địa phư­ơng, đơn vị chậm gửi báo cáo về việc tổ chức triển khai kế hoạch kiềm chế lạm phát và kết quả thực hiện bư­ớc đầu đó sao. Tin đi ông, tiềm lực n­ước mình lớn, quyết tâm cao, giải pháp đúng, cuối quý I/2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất lại đi vào sản xuất, lượng xăng dầu phải nhập bớt đi thì chắc rằng sang năm ta lại trở về một con số.

Trần Thiên Nhiên
Theo báo Kinh tế và Đô thị

LTS Dân trí - Từ Chính phủ trung ương cho đến các cấp chính quyền bên dưới và mọi người dân đều một lòng một dạ thực hiện cả gói các giải pháp kiềm chế lạm phát và tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm thì chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu đã đề ra.

Điều quan trọng hàng đầu để xoay chuyển tình thế là lời nói phải đi đôi với hành động. Giải pháp đã được xác định là có tính khả thi rồi nhưng bản thân nó không tự biến thành hiện thực mà phải thông qua hành động của con người. Người lãnh đạo - người đề xướng ra giải pháp và giữ vai trò chủ chốt triển khai giải pháp ở các cấp - càng cần gương mẫu thực hiện để nhân dân nói theo.

Nói rõ những điều cần biết để nhân dân hiểu và nhân dân giám sát quá trình phấn đấu thực hiện mục tiêu cũng là cách thực hiện lời nói đi đôi với việc làm.