Nghĩ về nghề và nghiệp

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa-pa” của nhà văn xứ Quảng, nhân vật thanh niên làm nghề khí tượng sống một mình ở đỉnh núi Yên Sơn (Sa Pa) cao 2.600m, quanh năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ mênh mông của cỏ cây và mây mù lạnh lẽo mà không hề cảm thấy cô đơn.

 Cái gì làm cho anh vượt qua được hoàn cảnh ấy? Đó là anh ý thức đúng đắn, sâu sắc về công việc, lòng yêu nghề và niềm vui cuộc sống. Anh nhận ra rằng: Điều hạnh phúc của mình là đem lại niềm vui cho mọi người: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa... Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất”.

 

Đọc lại truyện “Lặng lẽ Sa-pa”,  từ nhân vật chính của truyện là anh thanh niên này, tôi lại nghĩ về nghềnghiệp nói chung và đặc biệt là nghề dạy học của mình.

 

Phải chăng nói đến “nghề” là nói đến sự hiểu biết và kĩ năng chuyên sâu về một lĩnh vực chuyên môn nào đó, cho nên từ xưa ông cha ta đã khẳng định “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.  Còn “nghiệp” hiểu theo nghĩa thông thường chính là “duyên nợ” với một nghề nào đó mà mình đã tự nguyện lựa chọn và đeo đuổi suốt cả cuộc đời .

 

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

Ở nước Việt Nam ta có hai nghề đã từ lâu được xã hội đặc biệt coi trọng là nghề Thầy thuốc và nghề Thầy giáo. Một nghề nắm sinh mạng quyết định sự sống, chết của con người. Một nghề nắm “phần hồn”, quyết định sự phát triển tri thức và nhân cách của con người. Hai nghề ấy, ngay từ bài học nhập môn, người học đã được học cái đức của nghề. Nói “Lương y như từ mẫu”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” người xưa muốn dạy cho người học: Thầy thuốc như mẹ hiền, và: Học và dạy một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Tiếc rằng, lâu nay người ta chỉ khai thác cái nghĩa dành cho người học mà quên đi một ý nghĩa thứ hai đối với ông thầy: Dạy người ta một chữ, hay dạy nửa chữ cũng phải nhớ đến đạo làm thầy.

 

Người thầy giáo dạy học trò của mình đâu phải chỉ có dạy kiến thức, quan trọng hơn là dạy làm người. Phải ứng xử với học trò như với chính mình, đặt mình vào vị trí của học trò mà dạy dỗ. Cái khác, là phải tác động vào con người, vào tâm và trí. Có cảm hóa được trò thì việc dạy mới vào. Thầy phải yêu trò như con mình và trò phải kính trọng thầy như cha mình. Người thầy làm sao cố gắng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh. Tìm hiểu các em đang nghĩ gì, đang vui gì, đang buồn gì và đang mơ ước những gì.

 

Nghề dạy học đâu chỉ là có kiến thức, có chuyên môn là đủ mà còn cần đến phương pháp, nghệ thuật sư phạm rất tinh vi, tế nhị và trên hết là tấm lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề. Trăn trở và khát khao cũng vì nghề và do nghề! Chỉ khi đó nghề dạy học mới trở thành nghiệp của người thầy giáo.

 

Làm thế nào để người dạy học có được nhng phm cht cao quý nói trên ? Điu đó đòi hỏi người thầy giáo phải biết dấn thân vì nghề, mặt khác xã hi phi quan tâm tạo điều kiện cho các giáo viên hành nghề và yêu nghề. Quan tâm từ khi họ còn là sinh viên sư phạm cho đến khi h trở thành người thầy giáo, luôn cần sự hun đúc tâm huyết của người làm nghề “trồng người”.

 

Để có được những người “thầy ra thầy”, “điều kiện cần” là mọi giáo viên luôn phải trau dồi tri thức chuyên môn cũng như ý thức trách nhim, lương tâm nghề nghip; “điu kin đủ” để cho giáo viên có được nhng phm cht tt đẹp ấy chính là phải có một chính sách xã hi hpđể cho mi người dy hc đều có th “Sinh vi ngh, t vi ngh,  có th coi nghề dạy học chính là nghiệp của mình, yên tâm mà sng chết vi ngh và có được cuc sng mà h xng đáng được hưởng.

 

Phan Duy Nghĩa

P. Hiu trưởng trường Tiu hc Sơn Long, Hương Sơn, Hà Tĩnh

 

LTS Dân trí - Nếu làm một nghề nào đó, nhưng ít khi trăn trở nghĩ suy về nghề, coi nghề chỉ như phương tiện đơn thuần để kiếm sống, tức là chưa đem tâm huyết để làm nghề thì rất khó trở thành người giỏi trong nghề đó. Đặc biệt là những nghề đòi hỏi trí tuệ và tâm huyết như nghề Thầy giáo và Thầy thuốc càng cần sự “lao tâm khổ tứ”, sự “dấn thân” với nghề mới có thể làm tròn phận sự cao quý của những người làm nghề này.

 

Tác giả viết bài trên có những nghĩ suy sâu sắc về mối quan hệ gắn bó giữa nghề và nghiệp của người thầy giáo. Chỉ khi nào nhà giáo tự nguyện và luôn tìm thấy sự hứng thú sáng tạo trong nghề dạy học, đem hết năng lực và tâm huyết làm nghề, thì khi ấy nhà giáo mới xứng đáng là “người kỹ sư tâm hồn” của lớp lớp học sinh thân yêu.

 

Để giúp cho các nhà giáo làm tròn nhiệm vụ cao quý của mình, xã hội ta còn phải quan tâm nhiều hơn và chăm lo tốt hơn đời sống của các nhà giáo, nhất là ở những địa bàn vùng sâu vùng xa.