Cần mạnh tay trong công tác quản lý thị trường

(Dân trí) - Cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Cụ thể hiện nay như việc quản lý vàng và ngoại tệ, khi nhà nước thắt chặt quản lý hai thứ này đều không còn có sự tăng giá một cách vô lối.

  lẽ ai cũng hiểu được rằng dù có lên tiếng phản đối đến mấy nhưng nếu không có sự vào cuộc của nhà nước thì mọi việc cũng chẳng đi đến đâu, kiểu “thùng rỗng kêu to”. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết người dân kêu gọi sự vào cuộc của các cơ quan có trách nhiệm để người tiêu dùng Việt Nam có thể được đảm bảo cái gọi là quyền lợi người tiêu dùng, cũng như có thể sử dụng cái quyền của người tiêu dùng tẩy chay với các mặt hàng, sản phẩm có biểu hiện gian lận, trục lợi…
 
Cần mạnh tay trong công tác quản lý thị trường - 1

(nguồn ảnh theo internet)

 

Người dân Việt Nam mình quá hiền, khi thấy giá cả các loại mặt hàng trên thị trường tăng ảnh hưởng đến đời sống chỉ biết kêu mà không biết được nguyên nhân vì sao. Muốn giải quyết vấn đề này cần có sự ra tay kiên quyết của Chính phủ” - Nguyễn Tiến Dũng: nguyentiendung@gmail.vn.

 

Chính phủ cần phải ra tay chấn chỉnh mạnh mẽ hơn nữa để dẹp "loạn" này. Cần phải xử lý mạnh tay hơn. Tôi đang du học tại Ấn Độ và tôi thấy rằng ý thức người kinh doanh rất tốt. (Ví dụ: khi đi mua hàng tôi thấy giá thay đổi hàng ngày- 1kg cà chua giá 43 Rupees nhưng hôm sau chỉ còn 9 Rupees. Tôi có hỏi họ tại sao hôm qua bán 43 Rupees mà hôm nay chỉ còn 9 Rupees, họ trả lời "vì hôm qua nhập hàng về đắt, hôm nay nhập rẻ hơn. Chúng tôi luôn bán theo giá thị trường và luôn đảm bảo có lãi và có lợi cho người tiêu dùng"). Thiết nghĩ các nhà quản lý nên tham khảo...” - Vu Tien Thanh: vutienthanh.79vn@gmail.com 

 

Đề nghị nhà nước tăng cường quán lý các loại vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,nhất là giá phân bón. Cứ giá cả nầy thì người nông dân muôn đời cũng không làm sao nâng  cao được đời sống do chi phí đầu vào quá cao mà giá thành sản phẩm không tăng tương xứng.Cơ quan chức năng hãy vào cuộc đi” - khacte vu: tevk53@yahoo.com.

 

Chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, hãy tẩy chay những doanh nghiệp làm ăn trục lợi bất chính, nhân cơ hội này tăng giá quá đáng. Nếu kiên quyết và đồng tâm chúng ta sẽ làm được” - Huong: huongmua_he195@yahoo.com.

 

“Hãy là "người tiêu dùng thông thái" - khẩu hiệu này nghe quen quá rồi, khi mà các cơ quan chức năng chưa làm tốt công tác quản lý giá cả. Thử hỏi khi mà các hãng bắt tay nhau tăng giá vô lý thì người tiêu dùng còn thông thái làm sao được nữa, lúc đó chỉ có 2 lựa chọn: 1 là mua, 2 là nhịn (mà toàn mặt hàng thiết yếu, không mua không được)” - Lâm: trinhkhaclam@yahoo.com.

 

Ở Việt Nam có gần chín chục triệu người tiêu dùng và có một Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng hình như chẳng mấy ai biết đền sự tồn tại của nó. Cái Hội này hầu như không có trụ sở và cũng chẳng có quyền hành hay sức mạnh nào để bảo vệ ai cả.
 
Bảo vệ quyền lợi người dân nói chung và quyền của người tiêu dùng nói riêng thực ra lại là chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phuơng, nhưng xem ra chẳng ai có trách nhiệm cụ thể. Cơ quan quản lý nhà nước cũng không hề có định hướng hay chế tài gì có hiệu quả khi cho đưa những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa người dân phải mua và tiêu dùng.
 
Những chuyện 'treo đầu dê, bán thịt chó' cả trong các hoạt động giải trí cũng đầy rẫy. Những phương tiện truyền thông, kể cả đài báo mà người ta cho rằng đứng đắn cũng nhiều khi tiếp tay cho doanh nghiệp lừa đảo người tiêu dùng. Ví dụ như nhận tiền và phát quảng cáo láo lừa gạt người tiêu dùng. Các cơ quan truyền thông này không hề chịu sự quản lý hay trừng phạt nào khi gián tiếp gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Có rất nhiều, rất nhiều bất cập và người dân là những người yếu thế nhất, phải hứng chịu nhiều rủi ro nhất” - quynh anh: ho_danghoa@yahoo.com.

 

Các mặt hàng mà báo vừa nêu còn có giá cụ thể, chỉ có điều là người tiêu dùng không biết phải làm thế nào để đủ chi phí trong khi các mặt hàng tăng giá nhanh hơn "sóng thần". Ngoài những mặt hàng trên các bác cần xem thêm thuốc chữa bệnh nữa nhé, tôi thấy trên các mặt hàng thuốc chữa bệnh nhất là ở nông thôn thường không ghi giá, các bác bán thuốc tha hồ chặt chém người bệnh!” - NGUYEN VAN HONG: DINHGV77@YAHOO.COM.VN.

 

Không để móc túi người tiêu dùng, mà tình trạng các HEAD của Honda VN bán hàng với giá chênh lệch so với giá niêm yết lên đến hàng chục triệu đồng thì thử hỏi công bằng ở đâu?” - Lê Đình Hùng: sad.findlove@yahoo.com.

 

“Những bản tin của quý báo rất hay và đây là thực trạng mà ngươì tiêu dùng gánh chịu . Tôi xin nêu ví dụ: trước đây mua một lon sữa Pediasure 1,8kg giá là 658.000 đồng, sau khi tăng giá 725.000 đồng nhưng sữa chỉ còn lại 1,7kg. Hiện nay giá sữa tiếp tục tăng 819.000 đồng, như vậy không biết hãng sữa móc túi người tiêu đến bao giờ mới chấm dứt và nhà nước có biện pháp gì để chế tài” - Thai Ha: chucmung83@gmail.com.

 

Qua những bức xúc trên của bạn đọc Dân trí nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, rõ ràng là nếu không có sự vào cuộc của nhà nước thì người dân không còn biết trông mong vào đâu.

 

Nguyệt Thu