Kỳ án 194 phố Huế:

Bài 70: "Cần xác định rõ tư cách tham gia tố tụng của gia đình 194 phố Huế tại Tòa phúc thẩm"

(Dân trí) - "Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử Trịnh Ngọc Chung, 3 thành viên gia đình 194 phố Huế không nhận được giấy triệu tập nên đã không tham gia. Vậy 3 người này có thể tham gia phiên tòa với tư cách tố tụng gì? Người bị hại hay vẫn là người có quyền và nghĩa vụ liên quan như Tòa cấp sơ thẩm đã xác định? Đây là vấn đề cần xác định rõ", luật sư Phan Thị Lam Hồng phân tích.


Sáng ngày 04/3/2015 tại trụ sở Tòa phúc thẩm - TAND tối cao (262 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) diễn ra phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Ra quyết định trái pháp luật” đối với bị cáo Trịnh Ngọc Chung. Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, vị đại diện VKSND tối cao đã đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa với lý do vắng mặt 3 người kháng cáo trong gia đình 194 phố Huế bao gồm các ông, bà: Hoàng Ngọc Minh, Hoàng Đình Mạnh và bà Hoàng Thị Thu Hằng. Tòa phúc thẩm - TAND tối cao đã xem xét và quyết định hoãn phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung.

Nhận định về sự việc, luật sư Phan Thị Lam Hồng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: Theo quy định tại Bộ luật TTHS thì một trong các quyền của người bị hại là “được tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Mặt khác, Theo quy định tại khoản 2 Điều 245 Bộ luật TTHS 2003 thì: “2. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương s, ngưi kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên tòa”. Ngoài ra, theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán - TANDTC tại tiểu mục 3.1 của Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP thì “3.1. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương s, ngưi kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên toà. Đưc coi là đã được triệu tập tham gia phiên toà, nếu giấy triệu tập phiên toà được giao trực tiếp cho họ hoặc đã được gửi đến đúng địa chỉ mà họ đã khai báo với cơ quan tiến hành tố tụng khi cần thông báo, triệu tập họ. Nếu có một trong những ngưi này chưa được triệu tập tham gia phiên toà thì phải hoãn phiên toà”. Như vậy, có thể thấy rõ, người bị hại có quyền tham dự phiên tòa phúc thẩm, và họ là một trong những thành phần bắt buộc tham gia phiên tòa và được triệu tập tới tham dự phiên tòa phúc thẩm.

Luật sư Phan Thị Lam Hồng: 
Luật sư Phan Thị Lam Hồng: "Cần xác định rõ tư cách tham gia tố tụng của gia đình 194 phố Huế tại Tòa phúc thẩm".

Ngay sau khi phiên tòa xét xử phúc thẩm Trịnh Ngọc Chung được HĐXX tuyên hoãn, trao đổi với PV Dân trí, ông Hoàng Ngọc Minh, đại diện cho 3 người trong gia đình 194 phố Huế vắng mặt tại tòa tỏ ra bất ngờ cho biết họ không hề nhận được giấy triệu tập tham gia phiên tòa phúc thẩm của Tòa phúc thẩm - TANDTC nên họ không được biết có sự diễn ra của phiên tòa phúc thẩm vào hồi 08h ngày 04/03/2015.

"Việc đại diện VKSNDTC đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm với lý do vắng mặt 3 thành viên trong gia đình 194 phố Huế là đúng, đảm bảo quyền được tham gia phiên tòa của người bị hại.


Tới đây lại có vấn đề được đặt ra đó là việc nếu có tham gia phiên tòa phúc thẩm thì 3 người trong gia đình 194 được tham gia với tư cách tố tụng gì? Tuy đều là các thành viên trong gia đình 194 phố Huế nhưng chỉ có bà Nguyễn Thị Thu Hồng và các con nhận được giấy triệu tập tham gia phiên tòa phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND tối cao mà những người còn lại là ông Hoàng Ngọc Minh, bà Hoàng Thị Thu Hằng và ông Hoàng Đình Mạnh lại không nhận được giấy triệu tập tham gia phiên tòa. Theo giấy triệu tập mà Tòa phúc thẩm TAND tối cao gửi tới bà Hoàng Thị Thu Hồng và các con thì những ngưi này được xác định là “người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan” trong vụ án. Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã xác định những người này cũng là “người có quyền và nghĩa vụ liên quan” trong vụ án. Tuy nhiên, đối với các ông bà Hoàng Ngọc Minh, Hoàng Thị Thu Hằng và Hoàng Đình Mạnh chưa nhn được giấy triệu tập tham gia phiên tòa phúc thẩm. Như vậy, họ có thể tham gia phiên tòa phúc thẩm với tư cách tố tụng gì. Người bị hại hay vẫn là người có quyền và nghĩa vụ liên quan như Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định?", luật sư Lam Hồng phân tích.

Luật sư Phan Thị Lam Hồng: 
Anh Hoàng Ngọc Minh (ngoài cùng bên trái) đại diện cho gia đình 194 phố Huế ngỡ ngàng cho biết không nhận được giấy triệu tập dự phiên tòa phúc thẩm.

Theo luật sư Hồng, theo đúng quy định của pháp luật thì gia đình 194 phố Huế là người bị hại trong vụ án. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật TTHS thì “người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Việc xác định “thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản” do tội phạm gây ra đã đưc Cơ quan điu tra và VKS xác định rất rõ tại bản Kết luận điều tra số 39/VKSNDTC-C6(P1) của Cơ quan Điều tra VKSNDTC ngày 26/10/2012 và bản Cáo trạng số 18/VKSNDTC-V1A của VKSNDTC ngày 08/07/2013. Theo đó thì “Kết quả điều tra xác định, thiệt hại do quyết định cưỡng chế giao nhà gây nên đối với gia đình ông Hoàng Ngọc Minh (bao gồm chi phí cưỡng chế, thiệt hại do mất thu nhập từ việc cho thuê nhà 194 phố Huế, tiền thuê nhà cho các thành viên trong gia đình…) là 6.696.053.000 đồng” (Sáu tỷ, sáu trăm chín mươi sáu triu, không trăm năm mươi ba nghìn đồng). Theo khoa học hình sự, khách thể tội phạm của tội “Ra quyết định trái pháp luật” là lợi ích của Nhà nước, xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm đến hoạt động bình thường của Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án. Mặt khác, tội danh được quy định tại Điều 269 Bộ luật Hình sự là tội danh có cấu thành vật chất, vì thế dấu hiệu “gây hậu quả” là một trong những dấu hiệu bắt buộc của tội danh này. Theo hồ sơ vụ án, hành vi phạm tội của bị cáo Trịnh Ngọc Chung đã gây hậu quả rất lớn về nhiều mặt: xâm hại trực tiếp đến hoạt động đúng đắn của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nưc và cho gia đình 194 phố Huế; gây tổn thất về tinh thần rất lớn cho gia đình 194 phố Huế. Như vy, hoàn toàn có căn cứ để khẳng định gia đình 194 phố Huế là “người bị hại” trong vụ án này.

"Ngoài ra tư cách bị hại của gia đình 194 phố Huế còn được TAND TP Hà Nội công nhận. Theo Giấy chứng nhận người bảo vệ do TAND TP Hà Nội cấp ngày 22/08/2013 cho luật sư Trương Quốc Hòe và tôi (Thuộc văn phòng luật sư Interla - Đoàn lut sư TP Hà Nội) đã chứng nhận hai luật sư là “người bảo vệ quyền lợi cho các người bị hại Hoàng Ngọc Minh, Hoàng Thị Thu Hằng, Hoàng Đình Mạnh. Trong vụ án hình sự: Trịnh Ngọc Chung phạm tội “Ra quyết định trái pháp luật.

Phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Trịnh Ngọc Chung sáng 4/3 được HĐXX tuyên hoãn.
Phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Trịnh Ngọc Chung sáng 4/3 được HĐXX tuyên hoãn.

Tuy vậy, tới khi quyết định đưa vụ án ra xét xử, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 267/QĐXX-HSST của TAND TP Hà Nội ngày 17/06/2014 thì TAND TP Hà Nội lại xác định gia đình 194 phố Huế là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Lý giải việc xác định gia đình 194 phố Huế là “người có quyền và nghĩa vụ liên quan” trong vụ án, HĐXX khẳng định: Tội “Ra quyết định trái pháp luật” chỉ xâm phạm tới các hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, lợi ích công cộng, không có bị hại đối với loại tội danh này. Tuy nhiên, như đã phân tích thì tội ra quyết định trái pháp luật “là tội xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân”.

Như vậy, công dân cũng có thể là bị hại đối với tội danh này. Theo cáo trạng của VKSNDTC, hành vi vi phạm pháp luật của bị cáo Trịnh Ngọc Chung đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình 194 phố Huế, thiệt hại lên tới hơn 6,6 tỷ đồng. Có thể thấy, lý do mà HĐXX viện dẫn để xác định các thành viên của gia đình 194 phố Huế là hoàn toàn không thỏa đáng và thiếu căn cứ pháp luật. Không chỉ vậy, việc TAND TP Hà Nội xác định gia đình 194 phố Huế là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người này. Bởi lẽ, theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự thì gia đình 194 phố Huế chỉ có quyền kháng cáo bản án về các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại dân sự mà không có quyền kháng cáo đối với hình phạt của bị cáo.

Thế nhưng, tại phiên tòa này, HĐXX đã tuyên tách phần bồi thường thiệt hại dân sự thành một vụ án khác, xét xử sau nếu gia đình 194 phố Huế có yêu cầu. Điều này đồng nghĩa với việc TAND TP Hà Nội tước đi quyền kháng cáo đối với Bản án đã tuyên ngày 10/07/2014 của gia đình 194 phố Huế. Mặc dù ngay trong phiên tòa sơ thm cũng như sau đó, cả gia đình 194 phố Huế cũng như phía lut sư bảo vệ đã liên tục gửi đơn khiếu nại, kiến nghị yêu cầu xác định lại tư cách tham gia tố tụng của gia đình 194 phố Huế nhưng từ đó tới nay, không có bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào giải quyết những khiếu nại, kiến nghị mà họ đưa ra.

Như vậy, phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Ra quyết định trái pháp luật” đối với bị cáo Trịnh Ngọc Chung được hoãn đã phần nào đảm bảo được quyền tham gia phiên tòa của những người bị hại là gia đình 194 phố Huế. Tuy nhiên tới nay, tư cách tham gia tố tụng của những người này vẫn chưa được TANDTC chính thức làm rõ. Theo đúng quy định của pháp luật thì họ phải là người bị hại trong vụ án nhưng như đã nói, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định họ là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những thành viên gia đình 194 phố Huế. Chính vì vậy, Tòa án cấp phúc thẩm cần xem xét một cách đúng đắn tư cách tố tụng của các thành viên gia đình 194 phố Huế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người bị hại cũng như bảo đảm tính nghiêm minh, đúng đắn của pháp luật", luật sư Lam Hồng phân tích.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế