Vụ thi hành án (THA) bất chấp kháng nghị Giám đốc thẩm:

Bài 7: Chi cục THA TP Việt Trì đã áp dụng "lập lờ" Nghị định 125, "qua mặt" cả Tổng cục THA

(Dân trí) - Sau khi có công văn của Tổng cục Thi hành án dân sự hướng dẫn nghiệp vụ cưỡng chế thi hành một Quyết định vi phạm tố tụng cùng với chiếc "phao" là Nghị định 125/2013NĐ-CP, Chi cục THA TP Việt Trì (Phú Thọ) đã áp dụng "lập lờ" cả hai nhằm "qua mặt" pháp luật và dư luận.

Sau khi đăng tải loạt bài đưa tin về vụ cưỡng chế thi hành án trái pháp luật của Chi cục Thi hành án (THA) TP Việt Trì tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại Việt Hưng, số 2256 đại lộ Hùng Vương, phường Vân Cơ - TP Việt Trì (Phú Thọ), báo điện tử Dân trí đã nhận được rất nhiều phản hồi từ phía bạn đọc.

Như đã đưa tin, ngày 22/01/2014, Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 16/2012 ngày 23/07/2012 của TAND TP Việt Trì đã bị Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh Phú Thọ tuyên hủy do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Trước đó, ông Nguyễn Ngọc Hoàn - Giám đốc công ty Việt Hưng đã có đơn gi các cơ quan chức năng đề nghị dừng việc thi hành án và đề nghị xem xét lại bản án trái pháp luật. Xét thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ngày 20/12/2013, TAND tỉnh Phú Thọ đã có công văn gửi Chi cục THA dân sự TP Việt Trì đề nghị tạm dừng việc thi hành án để có thời gian nghiên cứu vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.

Ngày 09/01/2014, Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ đã có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với Quyết định số 16/2012 và quyết định tạm đình chỉ thi hành án để chờ kết quả xét xử giám đốc thẩm. Tuy nhiên, chấp hành viên Đặng Xuân Quang vẫn kiên quyết chỉ đạo đến cùng việc cưỡng chế thi hành án một quyết định trái pháp luật đã bị kháng nghị, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho công ty Viêt Hưng, đẩy hàng chục cán bộ công nhân viên và người già, trẻ em ra khỏi tòa nhà của công ty giữa lúc chỉ còn nửa tháng là đến ngày Tết nguyên đán.

Chi cục THA TP Việt Trì đã áp dụng lập lờ Nghị định 125, qua mặt cả Tổng cục THA
Chi cục THA TP Việt Trì đã áp dụng lập lờ Nghị định 125, qua mặt cả Tổng cục THA
Dư luận đang chờ đợi các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra vụ cưỡng chế thi hành quyết định trái pháp luật tại tỉnh Phú Thọ.

Để rộng đưng dư luận về việc có hay không căn cứ pháp lý để cơ quan thi hành án tiến hành cưỡng chế thi hành án một cách quyết liệt như vậy, dù biết rõ đây là một Quyết định trái pháp luật đã bị kháng nghị, dù biết rõ Chánh án TAND tỉnh đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án quyết định này, báo điện tử Dân trí đã có buổi làm việc với luật sư Trương Quốc Hòe và luật sư Phan Thị Lam Hồng (Văn phòng luật sư Interla - Đoàn Lut sư TP Hà Nội) Hưng để làm rõ hơn vấn đề này.

Thưa lut sư Trương Quốc Hòe, khi tiến hành các thủ tục thi hành án, phát hiện thấy Quyết định số 16/2012 của TAND TP Việt Trì có nhiều điểm chưa chính xác, chưa rõ ràng, trách nhiệm của cơ quan thi hành án là gì?

Luật sư Trương Quốc Hòe: Theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì một bản án, quyết định được thi hành phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, có thể thi hành được trong thực tế. Sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, ngưi được thi hành án phải có đơn yêu cầu thi hành án và phải cung cấp cho cơ quan thi hành án thông tin cụ thể, chính xác về tài sản của người phải thi hành án.

Ngân hàng tham gia vào vụ án này không chỉ với tư cách là người cho vay mà còn là người mua trúng tài sản đấu giá, cho nên từ quá trình thẩm định tài sản để cho vay theo các Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp tài sản đến quá trình tiến hành kê biên tài sản, ngân hàng biết rất rõ có sự vi phạm pháp luật dẫn đến các hợp đồng nêu trên vô hiệu; nhận biết rất rõ sự chênh lệch lớn giữa phần diện tích trên thực tế của tài sản bán đấu giá với phần diện tích trong hồ sơ vụ án của tài sản thế chấp, nhưng vẫn tiến hành mua tài sản đấu giá này nên Ngân hàng đã có lỗi trong quá trình mua đấu giá tài sản.

Xét lại toàn bộ quá trình của vụ án này, chúng ta thấy rõ phía Ngân hàng hoàn toàn có lỗi nên căn c vào điểm a Khoản 1 Điều 24b Nghị định 125/2013NĐ-CP, Chi cục THA dân sự TP Việt Trì không thể tiếp tục giao tài sản cho ngân hàng được. Nhất thiết phía cơ quan Thi hành án phải có Thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án theo đúng quy định của pháp luật.

Thưa luật sư Hòe, ông có thể phân tích chi tiết việc Chi cục THA TP Việt Trì đã cố tình "lập lờ" áp dụng sai Nghị định 125 như thế nào để kiên quyết cưỡng chế thi hành một quyết định vi phạm tố tụng nghiêm trọng?

Luật sư Trương Quốc Hòe: Như tôi đã từng phân tích, Hợp đồng thế chấp tài sản số 08.15.1711/HĐTC ngày 21/11/2008 vô hiệu do vi phạm quy đinh về thời hạn công chứng theo Khoản 2 Điều 38 Luật Công chứng. Bên cạnh đó, theo trình bày của công ty Việt Hưng thì phương án kinh doanh của Hợp đồng tín dụng số 07.11.0419/HĐTD ngày 20/7/2007 là hoàn toàn không có thật, mà chỉ là phương án trên giấy nhằm mục đích hoàn thiện hồ sơ đáo hạn ngân hàng cho Hợp đồng tín dụng số 05.05.0019/HĐTD ngày 20/4/2005, theo sự chỉ đạo của Ngân hàng để Ngân hàng thu gốc và lãi. Như vậy Ngân hàng đã có hành vi gian dối trong quá trình xác lập Hợp đồng nói trên. Do vậy, Hợp đồng này cũng hoàn toàn vô hiệu.

Chi cục THA TP Việt Trì đã áp dụng lập lờ Nghị định 125, qua mặt cả Tổng cục THA
Luật sư Trương Quốc Hòe: Chi cục thi hành án TP Việt Trì đã áp dụng "lập lờ" Nghị định 125, "qua mặt" cả Tổng cục thi hành án.

Ngoài ra, Hợp đồng thế chấp tài sản tài sản số 08.15.1711/HĐTC ngày 21/11/2008 cũng vô hiệu do vi phạm các quy định tại Điều 111 Luật Đất đai năm 2003, cụ thể như sau:

Theo Điều 1 Hợp đồng thế chấp thì tài sản thế chấp gồm: “Nhà Trung tâm thương mại và dịch vụ - Nhà hàng Phù Đổng: Nhà cấp 3, 06 tầng và 01 tầng tum, xây dựng kết cấu bê tông cốt thép. Tổng diện tích xây dựng là 2330,58m2. Nhà được xây dựng trên diện tích đất 300m2. Địa chỉ tài sản: số 2256 đại lộ Hùng Vương, phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của Bên B: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: X0223206 do UBND tỉnh Phú Thọ cấp ngày 22/05/2003...".

Rõ ràng, theo Hợp đồng này, Ngân hàng và công ty Việt Hưng đã thống nhất với nhau quyền sử dụng 300m2 đất là tài sản thế chấp để bảo lãnh cho các Hợp đồng tín dụng do hai bên ký kết.

Tuy nhiên, điều khoản trên đã vô hiệu do vi phạm các quy định pháp luật về đất đai bởi thửa đất này thuộc trường hợp pháp luật không cho phép được dùng làm tài sản thế chấp. Cụ thể, theo điểm đ Khoản 1 Điều 111 Luật đất đai năm 2003 thì:

1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

đ) Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật này trong thời hạn đã trả tiền thuê đất; trường hợp có nhu cầu chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất trừ đi tiền thuê đất đã trả và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật này.

Như vậy, theo quy định của điểm đ Khoản 1 Điều 111 thì trong trường hợp tổ chức kinh tế đưc Nhà nưc cho thuê đt trước ngày Luật đất đai 2003 có hiệu lực (vào ngày 01.07.2004) mà đã trả tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất hoặc cho nhiều năm thuê đất thì sẽ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất thuê để vay vốn theo quy định tại Điều 110 Luật Đất đai năm 2003.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, công ty Việt Hưng thuê đất của Nhà nước trong thời hạn 30 năm kể từ ngày 22/05/2003 phương thức nộp tiền thuê đất là trả tiền theo hàng năm, do vậy không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 111, Điều 110 Luật Đất đai năm 2003. Vì thế, việc Ngân hàng quy định quyền sử dụng 300m2 đất nói trên thuộc tài sản thế chấp là đã vi phạm quy định của pháp luật nên Hợp đồng vô hiệu. Do vậy, hồ sơ về tình trạng tài sản của công ty Việt Hưng do ngân hàng cung cp cho cơ quan thi hành án là không chính xác, không đủ điều kiện thi hành án.

Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 125/2003/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy định về việc “Xác minh điều kiện thi hành án” thì khi nhận được kết quả xác minh từ phía ngưi được thi hành án: “kết quả xác minh được công nhận và làm căn cứ để tổ chức việc thi hành án, trừ trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết phải xác minh lại. Việc xác minh lại của Chấp hành viên được tiến hành trong 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp”.

Cũng theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định này thì Khi xác minh trực tiếp, Chấp hành viên phải xác minh cụ thể điều kiện kinh tế, hiện trạng tài sản, căn cứ vào nội dung trình bày của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khác cung cấp. Người phải thi hành án có trách nhiệm kê khai các loại tài sản, thu nhập và thông tin về tài sản, thu nhập để thi hành án và cam kết về tính trung thực của việc kê khai đó.

Đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại các cơ quan có chức năng đăng ký tài sản đó.

Đối với người phải thhành án là cơ quan, tổ chức, Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, kiểm tra hệ thống sổ sách quản lý vốn, tài sản, xác minh tại các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án.

Chấp hành viên có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh. Các cơ quan, tổ chức, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã và các cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và phải chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp”.

Như vậy, đối chiếu lại quá trình thi hành án Quyết định số 16/2012 thì chúng ta có thể thấy rõ khi tiến hành kê biên tài sản, Chấp hành viên đã buộc phải biết số liệu giữa thực tế và hồ sơ vụ án có sự chênh lệch nhau rất lớn, đặc biệt khi đại diện Viện kiểm sát TP Việt Trì đã ý kiến chính thức trong Biên bản kê biên tài sản yêu cầu tạm dừng việc kê biên do thấy có sự chênh lệch này.

Vì thế, theo các quy định của pháp luật thì Chấp hành viên buộc phải tiến hành xác minh tại các cơ quan có chức năng đăng ký tài sản đó. Khi tiến hành xác minh, thấy rõ số liệu thực sự có sự sai số thì căn cứ vào Điểm đ, khoản 1, Điều 48 Luật thi hành án dân sự Cơ quan thi hành án phải có một quyết định hoãn thi hành án; Và căn cứ vào Điều 1 Thông tư số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC thì cơ quan thi hành án phải kiến nghị với người có thẩm quyền xem xét lại Quyết định số 16/2012 theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo đó, cơ quan thi hành án không được tiếp tục thi hành án mà phải hoãn thi hành án để chờ ý kiến chỉ đạo của các cơ quan liên quan.

Thưa lut sư Phan Thị Lam Hng, ngày 30/12/2013 Tổng cục Thi hành án dân sự đã có công văn số 3678/TCTHADS-NV1 về việc hướng dẫn nghiệp vụ và ngày 08/01/2014 Chi cục THA dân sự TP Việt Trì đã căn cứ vào công văn này ra Thông báo về việc tiếp tục cưỡng chế giao tài sản cho người trúng đấu giá. Vậy Chi cục THA dân sự TP Việt Trì có sai phạm không khi ngày 09/01/2014 Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm mà ngày 14/01/2014 vẫn cơ quan này tiến hành cưỡng chế THA đối với công ty Việt Hưng?

Chi cục THA TP Việt Trì đã áp dụng lập lờ Nghị định 125, qua mặt cả Tổng cục THA
Tổng cục Thi hành án dân sự đã có công văn nêu rõ: Chi cục THA dân sự TP Việt Trì chỉ ra quyết định hoãn THA khi nhận được yêu cầu hoãn THA của người có thẩm quyền kháng nghị.

Luật sư Phan Thị Lam Hồng: Theo quy định của pháp luật, Chi cục THA dân sự TP Việt Trì đã hoàn toàn sai phạm khi tiếp tục cưỡng chế THA đối với công ty Việt Hưng dù đã có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ. Tôi cho rằng trong trường hợp này Chi cục THA dân sự TP Việt Trì đã cố tình vận dụng saiớng dẫn của Tổng cục THA dân sự cũng như cố ý “phớt lờ” các quy định của pháp luật.

Công văn số 3678/TCTHADS-NV1 khẳng định: “Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Thi hành án dân sự, Chi cục THA dân sự TP Việt Trì chỉ ra quyết định hoãn THA khi nhận được yêu cầu hoãn THA của người có thẩm quyền kháng nghị”. Như vậy, công văn đã nêu rõ nếu có yêu cầu hoãn THA của người có thẩm quyền kháng nghị thì Chi cục THA dân sự TP Việt Trì sẽ phải ra quyết định hoãn THA.

Ngày 09/01/2014, Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm số 01/QDKN-GDT-KDTM đối với Quyết định số 16/2012, trong đó nêu rõ: “Tạm đình chỉ thi hành án Quyết định Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 16/2012/QĐST-KDTM ngày 23/7/2012 của TAND thành phố Việt Trì để chờ kết quả xét xử giám đốc thẩm”. Và theo Điều 286 Bộ luật Tố tụng dân sự về Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì:

      1. Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc hoãn thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

     2. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

Như vậy, Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ là người có quyền quyết định tạm đình chỉ THA Quyết định số 16/2012 để xem xét lại vụ án theo thủ tục Giám đốc thẩm.

Do vậy Chi cục trưởng Chi cục THA dân sự TP Việt Trì phải ra thông báo tạm đình chỉ THA Quyết định số 16/2012 theo đúng tinh thần chỉ đạo của công văn số 3678/TCTHADS-NV1, cũng như theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật thi hành án dân sự: 1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Thế nhưng ngay sau khi có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, quyết định tạm đình chỉ THA Quyết định số 16/2012 của Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ, 05 ngày sau Chi cục THA dân sự TP Việt Trì đã tổ chức cưỡng chế đối với công ty Việt Hưng là một hành vi cố ý làm trái các quy định của pháp luật đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, cố ý vận dụng sai hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan cấp trên, cố ý không thực hiện quyết định của người có thẩm quyền theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự là Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ.

Xin cảm ơn các luật sư!

Báo Dân trí kính đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra làm rõ động cơ, mục đích của hành vi cố ý làm trái của chấp hành viên Đặng Xuân Quang thuộc Chi cục THA TP Việt Trì trong vụ án này.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin diễn tiến sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế (Thực hiện)