Bài 56 vụ 194 phố Huế: Hệ thống hành vi phạm tội của bị cáo Trịnh Ngọc Chung

(Dân trí) - Sau 3 năm kể từ khi nhà 194 Phố Huế bị cưỡng chế trái pháp luật và sau 1 năm từ khi VKSND Tối cao ban hành bản cáo trạng truy tố Trịnh Ngọc Chung, hệ thống hành vi phạm tội của bị cáo đã dần lộ rõ với 6 điểm sai phạm nghiêm trọng.

Sau 3 năm kể từ kɨi nhà 194 Phố Huế bị cưỡng chế trái pháp luật và sau 1 năm kể từ khi VKSND tối cao ban hành bản Cáo trạng số 18/VKSTC-V1A ngày 08/7/2013 truy tố Trịnh Ngọc Chung - nguyên Trưởng Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng - phạm tội “Ra quyết định trái pháp luật” theo Khoản 3 Điều 296 BLHS, ngày 17/6/2014, TAND TP Hà Nội đã chính thức có Quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 7 - 8/7/2014.

Căn cứ theo Cáo trạng truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung của VKSND Tối cao và hồ sơ vụ án, luật sư Trương Quốc Hòe - Trưởng văn phòng luật sư Interla đã hệ thống lại 6 hành vi phạm tội được kết luận là đặc biệt nghiêm trọng của Trịnh Ngọc Chung trong vụ cưỡng chế nhà 194 phố Huế:

Theo hồ sơ vụ án, Công ty TNHH Bắc Sơn có ký Hợp đồng tín dụng số 01/NHCG với Ngân hàng công thương chi nhánh Cầu Giấy vay 10 tỷ đồng (Mười tỷ đồng chẵn) và Hợp đồng bảo lãnh thế chấp tài sản, theo đó:

1.   - Thế chấp nhà - đất 194 Phố Huế để đảm bảo cho số tiền vay là 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng chẵn) và toàn bộ lãi phát sinh;

2.   - Thế chấp toàn bộ dây chuyền lắp ráp động cơ và toàn bộ giá trị hình thành của dự án “Xây dựng nhà xưởng và các thiết bị” để đảm bảo cho số tiền là vay 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng chẵn) và toàn bộ lãi phát sinh (là nhà xưởng xây dựng trên thửa đất tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP Hà Nội).

Vụ cưỡng chế thi hành án trái pháp luật ngôi nhà 194 phố Huế gây bức xúc dư luận.
Vụ cưỡng chế thi hành án trái pháp luật ngôi nhà 194 phố Huế gây bức xúc dư luận.

Tại Công văn số 1627/CV-GTBA ngày 06/8/2012 gửi Cục THA dân sự TP Hà Nội về việc giải thích bản án số 82/2012/KDTM-PT ngày 06/5/2012, TANDTC đã khẳng định: “đối chiếu với các thỏa thuận của hai hợp đồng, thì tài sản bảo lãnh thế chấp và cầm cố trên mỗi tài sản được đảm bảo cho số tiền vay là 5.000.000.000 đồng tiền gốc và lãi phát sinh ở từng hợp đồng bảo lãnh, thế chấp và cầm cố”

Thế nhưng trước đó, ngày 07/7/2011, nguyên Chấp hành viên Trịnh Ngọc Chung đã bất chấp các quy định của pháp luật, cố ý làm trái để tiến hành cưỡng chế nhà đất 194 Phố Huế trị giá hàng chục tỷ đồng để thi hành án đối với khoản vay 5 tỷ đồng nói trên, trong khi công ty Bắc Sơn luôn có nguyện vọng được dùng tài sản tại Đông Anh trị giá hơn bốn mươi tỷ đồng để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán của các khoản nợ của công ty. Những sai phạm của Trịnh Ngọc Chung thể hiện sự cố ý làm trái đến cùng, gây thiệt hại rất lớn về vật chất lẫn tinh thần cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng như gây mất niềm tin sâu sắc trong quần chúng nhân dân, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Trịnh Ngọc Chung đã tiến hành cưỡng chế thi hành án khi không còn căn cứ để thi hành án nữa, bởi Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM đã bị VKSNDTC Kháng nghị Giám đốc thẩm và đã bị TANDTC tuyên hủy, nghĩa là đã không còn hiệu lực pháp luật.

Ngày 04/9/2009, Viện trưởng VKSNDTC đã ra Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 29/QĐ-KNGĐT-V12 đối với Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM, trong đó nêu rõ: “Tạm đình chỉ thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/2007/QĐST-KDTM ngày 20/12/2007 của TAND TP Hà Nội chờ kết quả giám đốc thẩm” Do vậy, sau khi có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền, cơ quan Thi hành án đã không ban hành Quyết định tạm đình chỉ THA theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật thi hành án dân sự năm 2008. Sau đó, do không có quyết định rút kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền kháng nghị nên cũng không có căn cứ để cơ quan THA ban hành quyết định tiếp tục THA theo Khoản 3 Điều 49 Luật thi hành án dân sự năm 2008.

Ngày 21/12/2010, TANDTC đã có Quyết định giám đốc thẩm số 18/2010/KDTM-GĐT xử hủy Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/2007/QĐST-KDTM ngày 20/12/2007 của TAND TP Hà Nội. Vậy theo quy định tại điểm d, Khoản 1 Điều 50 Luật này thì:

“1. Thủ trưng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong các trường hợp sau đây:

d) Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ

TAND TP Hà Nội chốt lịch xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung.
TAND TP Hà Nội chốt lịch xét xử bị cáo Trịɮh Ngọc Chung.

TAND TP Hà Nội chốt lịch xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung.

Và theo quy định tại Điều 136 Luật Thi hành án dân sự Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại thì việc thi hành án được thực hiện theo bản án, quyết định sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật hoặc bản án phúc thẩm mới”.

Do vậy trong trường hợp này Trịnh Ngọc Chung phải ban hành Quyết định đình chỉ vụ án cho đến khi có một bản án mới hoặc một quyết định mới có hiệu lực pháp luật thì mới được tiếp tục triển khai THA theo nội dung bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật sau cùng. Thế nhưng vị Chấp hành viên này đã cố ý thực hiện đến cùng hành vi cưỡng chế THA trái pháp luật đối với nhà 194 Phố Huế, dù các quy định của Luật ngành đã quy định quá rõ ràng, cụ thể.

Thứ hai, Tài sản kê biên trong vụ án này là nhà đất 194 Phố Huế không đủ điều kiện để kê biên theo quy định pháp luật.

- Nhà số 194 Phố Huế do ông Hoàng Đình Mậu mua lại của nhiều hộ xung quanh, sau khi mua đã xảy ra tranh chấp và được TAND TP Hà Nội xét xử tại bản án số 243 ngày 18, 20/10/1999. Sau đó, ngày 20/01/2000, Đội THA quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội (nay là Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng) đã có Quyết định phong tỏa tài sản số 02/TB-THA để THA bản án số 243 nói trên và Quyết định này cho đến nay vẫn chưa bị hủy bỏ, vẫn còn nguyên hiệu lực đến tận thời điểm bị nguyên Chấp hành viên Trịnh Ngọc Chung chỉ đạo cưỡng chế THA trái pháp luật. Theo quy định của pháp luật thì tài sản đang bị kê biên sẽ không được thế chấp, cầm cố, chuyển dịch... do vậy đây cũng chính là căn cứ để cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm và TANDTC đã tuyên hủy Quyết định số 143/2007 về sau.

- Mặt khác, cho đến thời điểm kê biên thì nhà đất 194 Phố Huế vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy căn cứ vào đâu mà bị cáo Trịnh Ngọc Chung lại kiên quyết chỉ đạo cưỡng chế THA nhà số 194 Phố Huế?

- Suốt cả quá trình THA, bao gồm cả quá trình kiểm tra hiện trạng nhà đến việc lập biên bản kê biên nhà 194 Phố Huế, Trịnh Ngọc Chung đều không tiến hành vẽ sơ đồ thể hiện ranh giới nhà 194 Phố Huế với nhà 192 Phố Huế, để xác định chính xác diện tích nhà 194 Phố Huế trước khi kê biên.

Mặc dù chưa xác định rõ diện tích kê biên nhà 194 Phố Huế, nhưng ngày 24/4/2009, Trịnh Ngọc Chung đã tiến hành kê biên một phần diện tích nhà 194 Pɨố Huế là 139,68m2 (phần diện tích từ tầng 1 đến tầng 3, cụ thể chiều rộng mặt tiền là 6.58m2 từ nɧoài đường nhìn vào phía tay phải cạnh nhà số 192 Phố Huế; chiều dài là 20.62m2; nhà vệ sinh 2.2m2 x 1.82m).

Tuy nhiên theo hồ sơ nhà đất 194 Phố Huế mà ông Hoàng Đình Mậu dùng để thế chấp cho khoản vay của công ty Bắc Sơn thì tờ khai lệ phí trước bạn nhà 194 Phố Huế có diện tích là 133m2, diện tích sử dụng là 365.64m2. Thế nhưng bản vẽ do ông Mậu cung cấp thì lại thể hiện: diện tích tầng 1: 174m2; ɴầng 2: 170m2; tầng 3: 170m2. Hồ sơ do UBND phường Ngô Thì Nhậm quản lý thì diện tích nhà 194 Phố Huế lại là 122.5m2.

Còn theo Biên bản kiểm tra hiện trạng do Trịnh Ngọc Chung lập ngày 20/4/2009 thì chiều ngang toàn bộ nhà là 12.58m (cửaȠhàng tầng 1), chiều dài toàn bộ nhà là 20.87m, hoàn toàn khác với diện tích mà hồ sơ nhà đất do UBND phường Ngô Thì Nhậm quản lý cũng như khác với diện tích tại Biên bản kê biên ngày 24/4/2009.

Như vậy, với  việc không tiến hành vẽ sơ đồ xác định ranh giới nhà 194 Phố Huế, cũng như việc có sự sai số hoàn toàn về số liệu diện tích nhà 194 Phố Huế đã khiến cho không thể thi hành được Quyết định số 143/QĐST-KDTM. Thế nhưng Trịnh Ngọc Chung vẫn quyết tâm thực hiện đến cùng hành vi cưỡng chế trái pháp luật này.

Công luận đang chờ một bản án nghiêm minh với bị cáo Trịnh Ngọc Chung của TAND TP Hà Nội.
Công luận đang chờ một bản án nghiêm minh với bị cáo Trịnh Ngọc Chung của TAND TP Hà Nội.

- Theo Cáo trạng số 18/VKSTC-V1A thì “nội dung biên bản ngày 30/3/2009 ghi nhận trong thời hạn 1 tháng từ ngày 30/3/2009 ông Minh được quyền bán nhà 194 Phố Huế để trả nợ ngân hàng nhưng đến ngày 24/4/2009 (chưa được 1 tháng) Trịnh Ngọc Chung đã ký Quyết định thành lập. Hội đồng kê biên tài sản đồng thời tiến hành lập biên bản kê biên nhà 194 Phố Huế để chuyển bán đấu giá nhà 194 Phố Huế, trong khi chưa có ý kiến của gia đình ông Minh” (Cáo trạng – trang 4)

- Khi ông Hoàng Đình Mậu - nguyên Giám đốc công ty Bắc Sơn qua đời, theo Điều 632, Điều 636, và Điều 637 Bộ luật Dân sự thì các đồng thừa kế của ông Mậu đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với khối di sản mà ông Mậu để lại kể từ thời điểm mở thừa kế, bao gồm cả nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ hợp pháp theo quy định pháp luật. Tuy nhiên có một điều đáng chú ý là cho đến thời điểm bị cưỡng chế THA trái pháp luật, tất cả những người thừa kế này đều chưa thực hiện thủ tục mở thừa kế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi tiến hành kê biên nhà 194 Phố Huế, Trịnh Ngọc Chung đã không hỏi hết ý kiến của toàn bộ những người thừa kế là một hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền – lợi ích hợp pháp của họ.

Cụ thể tại buổi kê biên tài sản chỉ có bà Nguyễn Thị Thu Hồng là một trong sáu người thừa kế của ông Mậu có mặt còn những người khác vắng mặt và đương nhiên không có chữ ký cũng như ý kiến trong Biên bản kê biên. Có thể thấy, việc làm của Trịnh Ngọc Chung đã vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về kê biên tài sản trong quá trình THA.

Mặt khác, những người thừa kế của ông Mậu hiện đều đang sinh sống tại nhà 194 Phố Huế và đây là ɮhà ở duy nhất của họ nên họ là đối tượng được ưu tiên mua tài sản đấu giá nếu như ngôi nhà này bị buộc phải phát mại. Thế nhưng khi tiến hành bán đấu giá tài sản, cơ quan THA cũng như đơn vị bán đấu giá đã không hề thông báo cho những người thừa kế của ông Mậu được biết và tham gia phiên đấu giá. Điều này không chỉ vi phạm nguyên tắc công khai, minh bạch của quá trình bán đấu giá tài sản mà còn xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của những người có quyền – nghĩa vụ liên quan nói trên.

Thứ ba, Trịnh Ngọc Chung đã kiên quyết chỉ đạo cưỡng chế THA trái pháp luật dù đã gặp phải sự phản đối - không đồng thuận của đại diện Viện kiểm sát trong quá trình kê biên tài sản.

Trong cuộc họp Hội đồng cưỡng chế THA (tại trụ sở UBND phường Phố Huế) trước khi triển khai công tác cưỡng chế, đại diện VKSND quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội qua kiểm sát đã có ý kiến, yêu cầu Chi cục THA dân sự quận Hai Bà Trưng làm rõ một số nội dung liên quan trước khi tiến hành cưỡng chế THA. Sau đó, Chi cục THA dân sự quận Hai Bà Trưng không tiến hành làm rõ theo yêu cầu nên VKSND quận Hai Bà Trưng đã thông báo sẽ không tham gia kiểm sát việc cưỡng chế, giao nhà 194 Phố Huế và không đến địa điểm cưỡng chế THA. Thế nhưng, trong tất cả các biên bản do Chi cục THA dân sự quận Hai Bà Trưng lập như: Biên bản phá khóa, Biên bản cưỡng chế giao nhà, Biên bản liệt kê tài sản... đều ghi có sự tham gia kiểm sát của đại diện VKSND quận Hai Bà Trưng. Đây rõ ràng là một hành vi làm giả hồ sơ, vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật.

Bị cáo Trịnh Ngọc Chung - Nguyên Trưởng Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng đã phớt lờ ý kiến chỉ đạo của đại diện Viện kiểm sát, bất chấp các quy định pháp luật quyết tâm thực hiện đến cùng hành vi cưỡng chế THA trái pháp luật, xâm hại nghiêm trọng đến hoạt động kiểm sát của VKSND trong quá trình kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan THA dân s, được pháp luật quy định cụ thể như sau:

“Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật” (Khoản 2 Điều 12 Luật Thi hành án dân sự năm 2008).

“Trực tiếp kiểm sát việc ɴuân theo pháp luật trong việc thi hành án của Cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án”(khoản 2 Điều 24 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002) .

(Còn nữa)

Liên quan đến vụ án 194 phố Huế, gia đình 194 Phố Huế khiếu nại, tố cáo Cục THA dân sự TP Hà Nội cố ý làm trái trong việc tự ý xử lý số tiền bán đấu giá nhà 194 Phố Huế, không tuân theo các quy định pháp luật cũng như bản án có hiệu lực của Tòa án, ông Phạm Ngọc Minh - Phó trưởng phòng nghiệp vụ và tổ chức thi hành án (Cục THA TP Hà Nội), đồng thời là chấp hành viên trực tiếp thụ lý sự việc cho biết chính bà Phùng Thị Thu Hiền, thủ quỹ Cục Thi hành án đã tự ý đem 5 ɴỷ đồng của bà Hồng trả cho phía ngân hàng.



Hiện nay, toàn bộ số tiền thu được từ việc bán đấu giá bất hợp pháp nhà 194 Phố Huế, sau khi trừ đi nghĩa vụ phải thực hiện với ngân hàng còn lại là 23.857.968.126 đồng (Hai mươi ba tỷ, tám trăm năm mươi bảy triệu, chín trăm, sáu mươi tám nghìn, một trăm hai mươi sáu đồng). Theo xác nhận của chấp hành viên Phạm Ngọc Minh: Ngoài 5 tỷ đồng dɯ thủ quỹ tự lý lấy trả cho Ngân hàng mà không hề thông báo cũng như không hề có sự đồng ý của bà Hồng; số tiền còn lại hiện đang được gửi tại ngân hàng bằng sổ tiết kiệm mang tên chấp hành viên Phạm Ngọc Minh theo sự chỉ đạo của Cục trưởng Lê Quang Tiến.

Luật sư Phan Thị Lam Hồng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) khẳng định: việc làm của Cục THA dân sự TP Hˠ Nội trong vấn đề xử lý số tiền bán đấu giá bất hợp pháp nhà 194 Phố Huế hoàn toàn không tuân theo quy định của pháp luật.

Phía gia ȑình 194 Phố Huế cho biết dù nhiều lần gửi đơn thư đến Cục THA dân sự TP Hà Nội nhưng họ chưa hề một lần nhận được trả lời từ phía Cục trong suốt hơn một năm qua.

Về quan điểm chỉ đạo giải quyết vụ 194 phố Huế, trả lời PV Dân trí, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định chỉ đạo cơ quan tư pháp xử ɬý nghiêm, khách quan, đúng luật.

 Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế