Khi những con người của công việc "nghiện điện thoại"

Tôi thường nghe bạn bè than phiền là từ khi có điện thoại di động, người ta sống ảo hơn và ít thời gian cho những mối quan hệ thật sự hơn.

Một anh bạn của tôi kể là ngày xưa nếu bị bệnh, bạn bè mà biết thì ít nhiều cũng sẽ tới thăm với trái cam hộp sữa, ít mà vui. Còn bây giờ mà bệnh, thì toàn là nhận được điện thoại hỏi thăm vì bận quá không tới thăm trực tiếp được, hay những lời chia sẻ hỏi thăm trên facebook. Dẫu biết cuộc sống hiện đại ai cũng bận rộn kiếm sống, nhưng đôi khi cũng chạnh lòng vì không còn cảm thấy thân thiết như xưa nữa. Nhưng nói vậy rồi đổ lỗi cho cái điện thoại di động thì oan cho nó quá. Nó cũng chỉ là công cụ mà thôi, sử dụng như thế nào là tuỳ con người. Thật ra, đối với rất nhiều người, sự xuất hiện của điện thoại di động lại là một cứu cánh cho lối sống bận rộn của họ.
 

Nếu định nghĩa “nghiện điện thoại” là những người lúc nào cũng “khư khư” trên tay chiếc điện thoại, dành nhiều thời gian với chiếc điện thoại của mình nhiều hơn cả với mọi người thân xung quanh thì có lẽ rất nhiều người trong xã hội ngày nay mắc bệnh “nghiện điện thoại”. Nhưng nghiện như thế nào, và để làm gì thì lại là một câu chuyện khác.

 

Anh bạn phàn nàn về hệ quả của sự ra đời của điện thoại di động mà tôi kể trên, thật ra cũng là một tuýp người “nghiện điện thoại”. Bất kể lúc nào gặp anh, tôi cũng thấy anh đang “lúi húi” với chiếc điện thoại của mình. Lúc thì điện thoại với đối tác kinh doanh, khi thì tranh thủ dùng 3G để trả lời email khách hàng mọi lúc mọi nơi. Rất ít khi gặp anh mà không thấy anh đang bận rộn với chiếc Iphone của mình. Và với anh không có cuộc gọi nào là không quan trọng. Nhưng thật sự đối với một doanh nhân khá thành công như anh thì không bắt máy đôi khi đồng nghĩa với một hợp đồng đáng giá vừa vuột khỏi tay. Dần dần, đến một ngày anh tâm sự với tôi rằng không biết liệu anh đã sử dụng thời gian của mình hiệu quả chưa.

 

Thật ra, giống như tôi nói, việc gì cũng có hai mặt. Như anh bạn của tôi vậy, sau khi anh nhận ra vấn đề của mình, anh đã tìm hiểu nhiều hơn về các gói 3G, các dịch vụ tiện ích có thể giúp anh tiết kiệm thời gian và tập những thói quen sử dụng điện thoại di động hợp lí hơn.

 

Nhắc tới anh bạn này, tôi lại chợt nhớ đến siêu mẫu Thanh Hằng, cô bạn “đình đám” của tôi, người xuất hiện hàng ngày trên các mặt báo mà người ta xem mãi vẫn không chán. Đôi ba lần “vớ” được nhau “tám chuyện” là y như rằng tôi và Hằng không ngớt huyên thuyên chuyện xưa chuyện nay.  Bận bịu đấy, chạy đua mãi miết với thời gian là vậy, cho nên có được mấy lúc rãnh rỗi lại đâm ra không biết làm gì. “Quán tính” của “người bận rộn” hay như thế. Bởi, Hằng cũng bảo, công nghệ bây giờ giúp Hằng nhiều, điện thoại chỉ cần kết nối 3G là cứu cánh để cô có thể cập nhật thông tin, giải trí và tranh thủ "tám" với người thân, bạn bè, fans thân thiết. Một cái ảnh cập nhật trên Facebook, đôi ba dòng cảm xúc buồn vui, hay tranh thủ “khoe” một nơi xinh đẹp mà Hằng đến, cũng là vừa đủ để cô ấy vừa chia sẻ, vừa “giải tỏa” nhanh chóng, nhẹ nhàng cho một ngày vội vã nữa đi qua.  
 
Khi những con người của công việc nghiện điện thoại

 



 

Trong tháng 9/2013, khách hàng của MobiFone tại TP. Hồ Chí Minh sẽ được nhân viên trực tiếp gọi đến giới thiệu và tư vấn các dịch vụ như gói MIU, gói Big MIU, Funring, MCA  thông qua hệ thống của tổng đài 18001090.

 

Dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ (MCA) của MobiFone là tiện ích giúp bạn luôn giữ được thông tin với bạn bè cho dù điện thoại tắt máy, tới những nơi ngoài vùng phủ sóng hoặc khi điện thoại hết pin.

Mobile Internet giúp bạn có thể truy cấp Internet trực tiếp từ điện thoại di động thông qua GPRS/EDGE/3G. Với gói cước MIU và Big MIU, bạn có thể sử dụng internet không giới hạn dung lượng.

 

Để biết thêm thông tin về các dịch vụ giá trị gia tăng của MobiFone tại TP. Hồ Chí Minh, truy cập http://www.mobifone.com.vn/web/vn/vas/