1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Vụ tàu 3.000 tấn đâm vỡ dầm cầu: Thiệt hại vô hình không thể đo đếm được!

(Dân trí) - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hải Dương cho biết, sự cố tàu thủy Thành Luân 28, trọng tải khoảng 3.000 tấn đâm vỡ dầm cầu An Thái (Kinh Môn, Hải Dương) ngày 6/3 vừa qua ước tính thiệt hại đo đếm được khoảng hơn 10 tỷ; nhưng thiệt hại vô hình thì không thể tính được, rất lớn.

Vụ tàu thủy đâm vỡ dầm cầu: Thiệt hại vô hình là không đo đếm được!

Ngay khi chỉ đạo các đơn vị chức năng “gỡ” tàu thủy Thành Luân 28 ra khỏi vị trí mắc kẹt phía dưới gầm cầu An Thái lúc 13h trưa nay (17/3), ông Lê Đình Long – Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hải Dương đã dành cho PV Dân trí cuộc trao đổi ngắn ngay tại hiện trường sự việc.

Ông Lê Đình Long cho biết: Thiệt hại vô hình trong vụ tàu Thành Luân đâm vỡ dầm cầu An Thái là không đo đếm được, rất lớn.
Ông Lê Đình Long cho biết: Thiệt hại vô hình trong vụ tàu Thành Luân đâm vỡ dầm cầu An Thái là không đo đếm được, rất lớn.

Nói về thiệt hại của vụ tai nạn nói trên, ông Long cho biết: Thiệt hại vô hình là ảnh hưởng đến việc đi lại, lưu thông hàng hóa phục vụ cho sản xuất của khu công nghiệp Kinh Môn là rất lớn, rất khó có thể đánh giá hết được. Vì lượng người hàng ngày lưu thông qua cầu An Thái khoảng trên 1 vạn người, chưa kể các phương tiện và con người nơi khác. Việc hạn chế lưu thông qua cầu đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của địa phương.

Huyện Kinh Môn là huyện công nghiệp, hàng năm sản xuất khoảng 10 triệu tấn xi măng và 1 triệu tấn thép. Sự cố xảy ra dẫn đến việc phải cấm cả các phương tiện đường thủy, hạn chế phương tiện lưu thông đường bộ qua cầu An Thái ảnh hưởng nhiều đến vận tải hàng hóa. Từ việc cấm lưu thông qua cầu An Thái đã làm đội giá thành chi phí vận tải do các phương tiện phải đi vào các đường vòng tránh, như là đi qua phà thời gian chờ đợi lâu hơn thì thiệt hại là không tính được.

“Còn chi phí để khắc phục sự cố cầu này, chi phí vật chất ước tính khoảng 4-5 tỷ, thiệt hại do phương tiện vận tải hàng hóa không lưu thông giảm thu về phần phí qua trạm thu phí đầu cầu An Thái dự tính mất khoảng 7-8 tỷ. Ước đạt thiệt hại về vật chất mà có thể đo đếm được của vụ tai nạn nói trên là trên 10 tỷ đồng” – ông Long nói.

Ông Long thông tin thêm, ngay khi cơ quan công an hoàn tất công tác điều tra vụ việc, tòa án sẽ phán quyết người gây ra vụ tai nạn về mức bồi thường thiệt hại theo qui định của pháp luật.

Cũng theo ông Long, khoảng 30 ngày sau, khi dầm bê tông cốt thép mới đang được đúc ở nơi khác xong sẽ vận chuyển về lắp ghép thay thế dầm thép “khủng” hiện tại trên mặt cầu. Dự kiến, công tác “chữa vết thương” cho cầu An Thái sẽ mất gần 2 tháng nữa.

Trước đó, khoảng 18h ngày 6/3, tàu thủy Thành Luân 28 trọng tải khoảng 3.000 tấn mang số hiệu HP 3016 do Trần Huy Du (SN 1977, ở Giao Thủy - Nam Định) điều khiển bất ngờ để phần cabin đâm vào dầm cầu An Thái (Kinh Môn, Hải Dương). Cú đâm mạnh khiến dầm cầu An Thái bị hư hỏng nặng, giao thông qua cây cầu này bị gián đoạn nhiều ngày.

Nguyễn Dương – Mạnh Thắng