Việt Nam tìm cách tháo gỡ, hỗ trợ người Việt kẹt ở nước ngoài hồi hương

(Dân trí) - Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các cơ quan của Việt Nam đã hỗ trợ để gần 1.500 người Việt về nước. Số công dân hiện kẹt lại nước ngoài cũng đang được tiếp sức, thu xếp chuyến bay hồi hương…

Ngày 9/4/2020, tại cuộc họp báo thường kỳ,người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đãtrả lời các câu hỏivề việc Bộ Ngoại giao hỗ trợ giải quyết nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có du học sinh và người lao động.

Bà Hằng cho biết, trong thời gian vừa qua, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước cũng như ở nước ngoài hỗ trợ gần1.500 công dân về nước an toàn.

Việt Nam tìm cách tháo gỡ, hỗ trợ người Việt kẹt ở nước ngoài hồi hương - 1
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng (phải) và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại cuộc họp báo chiều 9/4.

Hiệnnayvẫn còn một số công dân bị “kẹt” tại các sân bay quốc tế nước ngoài do các quốc gia và vùng lãnh thổ thay đổi các chính sách về xuất nhập cảnh, quá cảnh, các hãng hàng không dừnghủy và thay đổi lịch trình bày để phòng, chống dịch Covid-19.

Ngoài ra, bà Hằng cũng thông tin, có một số công dân Việt Nam cũng đang gặp khó khăn về thị thực lưu trú tại nước ngoài do hết thời hạn lưu trú mà không tìm được chuyến bay về nước.

Các cơ quan đại diện Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không quốc tế, cơ quan chức năng sở tại để tháo gỡ các khó khăn về thị thực lưu trú, đảm bảo chăm sóc y tế, cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết, hỗ trợ tìm kiếm, thu xếp chuyến bay phù hợp để về Việt Nam.

Tuynhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giaocũng xác nhận, không phải trong mọi trường hợp cơ quan đại diện có thể giải quyếtđượctấtcả các vướng mắcđể công dân về nước.

Trong thời gian tới, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ đề xuất phương án đưa một số công dân về nước, ưu tiên người cao tuổi, người ốm đau, trẻ em dưới 18 tuổi, bảo đảm cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly tập trung trong nước.

“Đối với một số ít trường hợp người Việt Nam không có giấy tờ tùy thân và hợp đồng lao động hợp pháp ở nướcngoài, sẽ cần phải tiến hành các thủ tục pháp lý với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước để thẩm tra nhân thân và có phương án xử lý thích hợp” – bà Lê Thị Thu Hằng nói.

Về tình hình cụ thể một số người Việt được xác định nhiễm Covid-19 ở nước ngoài, người phát ngôn Bộ Ngoại giao xác nhận, có một số công dân Việt Nam bị nhiễm bệnh Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp. Hiện tại, hầu hết những công dân này đã được điều trị, khỏi bệnh, một số vẫn đang được chăm sóc tích cực.

Liênquan đến việc hỗ trợ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong việc đưa công dân về nước, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định,Việt Nam luôn luôn tạo điều kiện cho các cơ quan đại diện nước ngoài thực hiện công tác bảo hộ công dân, cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất để những người nước ngoài gặp khó khăn trong quá trình di chuyển sớm trở về quê hương.

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã hỗ trợ và phối hợp với các cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam, tổ chức một số chuyến bay để đưa công dân một số nước châu Âu về nước. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện để người nước ngoài về nước phù hợp với các quy định của Việt Nam, đảm bảo các yêu cầu y tế phòng dịch.

Trả lời câu hỏi về việc khi nào các cơ quan đại diện nước ngoài, các doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại bình thường, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng giải thích, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng những biện pháp có tính chất tạm thời, trong đó biện pháp cách ly xã hội là rất cần thiết để phòng chống và ngăn ngừa hiệu quả, không cho dịch lan rộng trong cộng đồng.

Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sát và kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế dịch bệnh.

Thái Anh