Thăm lại mảnh đất nơi nhà báo liệt sĩ Tô Chức đã ngã xuống

(Dân trí) - Tháng 5/1968, chúng tôi tiễn các anh Bùi Á và Tô Chức về Phong Điền, Quảng Điền. Ba tháng trời Tô Chức ở Quảng Điền đã nhiều lần về Quảng Thái. Là một phóng viên năng nổ, Tô Chức hòa vào cuộc sống của bà con địa phương, đi gặt, chống càn và dạy học, kể chuyện miền Bắc…

Cuối tháng 6/2019, một số bạn cũ học lớp Đệ Tứ B6 trường Trung học Khải Định (Quốc học Huế) niên khóa 1953-1954 họp mặt đón hai người bạn Tôn Thất Du và Lâm Bàng từ Hoa Kỳ về. Tôi tranh thủ vào Huế thăm bạn bè từ 65 năm trước.

Tôi vừa biên tập xong cuốn sách “Nhà báo, liệt sĩ Tô Chức (1936-1968)” để kịp ra mắt ngày giỗ lần thứ 51 của anh. Tôi muốn dịp này về Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế để được sống lại những giây phút thiêng liêng của người bạn thân đã ngã xuống trên quê hương mình.

Nhân được Tiến sĩ Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế mời đến thăm cơ quan, tôi bày tỏ nguyện vọng về xã Quảng Thái, nơi nhà báo Tô Chức đã hoạt động và hy sinh. Anh Trần Đình Hằng quê ở Quảng Thái đã sốt sắng tạo điều kiện cho tôi về thăm quê anh.

Thăm lại mảnh đất nơi nhà báo liệt sĩ Tô Chức đã ngã xuống - 1

Tác giả (trái) và Tiến sĩ Trần Đình Hằng.

Quảng Thái cách TP Huế 30km. Anh Trần Đình Hằng đưa tôi đến thôn Trằm Ngang. Tôi đi giữa đất Trằm Ngang với nhiều cảm xúc. Đây là nơi Tô Chức đã từng lặn lội với du kích và bà con địa phương 51 năm trước. Những cây xương rồng vươn lên từ cát với sức sống mãnh liệt.

Nhiều cây trổ những bông hoa đẹp. Tôi hỏi tên cây, tên hoa, anhTrần Đình Hằng nói rõ. Tôi chụp ảnh mấy bông hoa ươi và chùm quả ươi. Hoa ươi đỏ chói rực rỡ trong nắng. Dạo đó Thừa Thiên Huếnhiệt độ lên đến 40 độ C.

Thăm lại mảnh đất nơi nhà báo liệt sĩ Tô Chức đã ngã xuống - 2

Những cây xương rồng vươn lên từ cát nóng.

Tháng 5/1968, chúng tôi tiễn các anh Bùi Á và Tô Chức về Phong Điền, Quảng Điền. Ba tháng trời Tô Chức ở Quảng Điền đã nhiều lần về Quảng Thái. Là một phóng viên năng nổ, Tô Chức hòa vào cuộc sống của bà con địa phương, đi gặt, chống càn và dạy học, kể chuyện miền Bắc…

Anh Trần Đình Hằng sau đó đã tìm gặp bà Văn Thị Đẻo. Bà Đẻo sinh năm 1933 (Quý Dậu) cùng bà Hoàng Thị Phố là du kích xã Quảng Thái hồi 1968, được tổ chức phân công lo hậu cần cho anh Tô Chức. Bà Đẻo kể, hầm bí mật ở Trằm Bùi, thôn Trằm Ngang có thể ở được 3 người nhưng hôm 16/8/1968 chỉ có hai anh Tô Chức và Hoàng Bôi (còn gọi là anh Thảo) người thôn Trằm Ngang. Khi địch xăm hầm, hai anh xông lên bắn được mấy tên địch và hy sinh.

Thăm lại mảnh đất nơi nhà báo liệt sĩ Tô Chức đã ngã xuống - 3

Bông hoa ươi đỏ rực gợi cho tác giả nhiều cảm xúc khi nghĩ về người bạn đã hy sinh nơi đây.

Cảm ơn anh Trần Đình Hằng về chuyến đi để tôi viết được bài thơ “Trên đất Trằm Ngang”.

TRÊN ĐẤT TRẰM NGANG

(Tưởng nhớ nhà báo Tô Chức - phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam hy sinh ngày 16/8/1968 tại xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế)

Về thăm thôn Trằm NgangNơi Tô Chức ngã xuốngTưởng còn nghe tiếng súngXung phong! Không chịu hàng!

Ba tháng trời Quảng TháiDần bén tiếng quen hơiNơi cát bay cát nhảyĐượm thuốc lá Phong Lai…

Dọc ngang đất Trằm NgangĐến Lai Hà, Tây HoàngCó về bên chợ NịuLội ven phá Tam Giang?

Vốc trên tay nắm cátThấm máu anh, hạt nào?Hạt nào dân chăm đắpMộ anh ngày thêm cao?

Đỏ hai đóa hoa ươiNhư hai giọt máu tươiTim tôi quặn buốt nhóiThương bạn lắm, Chức ơi!

Bước đi, chân cát chuầyTô Chức ơi có phảiXa nhau vạn rưỡi ngàyAnh dang tay níu lại?

Huế 25/6/2019Trần Phương Trà