Lâm Đồng:

Tận diệt rừng thông để chiếm đất

(Dân trí) - Hàng chục cây thông 30 năm tuổi, đường kính gốc 30-40cm nằm trong khu dân cư ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) bị các đối tượng ngang nhiên đốn hạ.

Ghi nhận tại rừng thông thuộc khu phố Chi Lăng, thị trấn Nam Ban (Lâm Hà), có hàng chục cây thông có đường kính gốc từ 30cm đến hơn 40cm, vừa bị cưa hạ nằm la liệt trên mặt đất. Bên cạnh đó, nhiều cây khác bị cưa gần đứt lìa, chỉ chờ gió thổi mạnh sẽ bị đổ.

Tận diệt rừng thông để chiếm đất - 1

Hàng loạt thông nằm gần khu dân cư tại thị trấn Nam ban bị đốn hạ
Hàng loạt thông nằm gần khu dân cư tại thị trấn Nam ban bị đốn hạ

Ở quả đồi phía đối diện, hàng chục cây thông cũng đang chết đứng vì bị khoan lỗ, bơm thuốc diệt cỏ vào thân. Nhiều gốc thông bị cắt ngang vẫn còn ứa nhựa, lá thông còn xanh tươi.

Những cây bị cưa dở chỉ chờ gió thổi mạnh là đổ
Những cây bị cưa dở chỉ chờ gió thổi mạnh là đổ

Vị trí rừng thông bị tàn sát chỉ cách đường tỉnh DT725 khoảng 150m, cách đường liên thôn 50m. Được biết, rừng thông bị phá thuộc diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng, được giao khoán cho nhóm 7 hộ gia đình quản lý, bảo vệ.

Tận diệt rừng thông để chiếm đất - 4

Nhiều cây có đường kính gốc 30- 40cm
Nhiều cây có đường kính gốc 30- 40cm

Theo nhận định ban đầu, mục đích của việc tàn phá, đầu độc rừng thông tại nhiều vị trí ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà là để lấn chiếm đất. Tuy nhiên, trong quá trình phá rừng, những cây thông có đường kính lớn, các đối tượng sẽ thực hiện việc “tận thu”, vận chuyển tới các cơ sở chế biến gỗ để bán.

Lực lượng chức năng đang thống kê số lượng gỗ bị thiệt hại
Lực lượng chức năng đang thống kê số lượng gỗ bị thiệt hại

Trước đó, tại tiểu khu 216, lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng lực lượng chức năng huyện Đam Rông (Lâm Đồng) phát hiện trên 39.000 m2 diện tích rừng bị tàn phá. Cơ quan chức năng nhận định các đối tượng phá rừng nhằm lấy đất để sản xuất. Vụ việc khiến 1 Phó chủ tịch UBND xã và 1 cán bộ Ban QLRPH Phi Liêng bị đình chỉ công tác do để xảy ra tình trạng phá rừng.

Ngọc Hà