Những loại bom "quái đản" Mỹ từng sử dụng ở Việt Nam

(Dân trí) - Hàng loạt những loại bom mìn như thủy lôi bát giác, bom bi hay quả bom "khủng" nặng tới 7 tấn… từng là nỗi ám ảnh về sự hủy diệt mà không quân Mỹ ném xuống dải đất hình chữ S trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng loại bom này mới được trưng bày tại Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam, thú hút sự hú ý của công chúng.


Việt Nam hiện nằm trong số các quốc gia còn chịu ảnh hưởng do bom, mìn sót lại sau chiến tranh. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ sau chiến tranh đến năm 2000, cả nước đã có hơn 100.000 người bị chết và bị thương do bom, mìn sót lại sau chiến tranh, bình quân mỗi năm khoảng 4.000 người.

Việt Nam hiện nằm trong số các quốc gia còn chịu ảnh hưởng do bom, mìn sót lại sau chiến tranh. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ sau chiến tranh đến năm 2000, cả nước đã có hơn 100.000 người bị chết và bị thương do bom, mìn sót lại sau chiến tranh, bình quân mỗi năm khoảng 4.000 người.


Với những hình ảnh, hiện vật và tư liệu sống động… trưng bày của Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia đã tái hiện phần nào bức tranh về cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng cũng đầy hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta. Đồng thời qua đó cũng phản ánh những hiểm họa, nỗi đau nặng nề do bom, mìn gây ra.

Với những hình ảnh, hiện vật và tư liệu sống động… trưng bày của Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia đã tái hiện phần nào bức tranh về cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng cũng đầy hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta. Đồng thời qua đó cũng phản ánh những hiểm họa, nỗi đau nặng nề do bom, mìn gây ra.


Bom quả dứa chứa tới 450 viên bi, tầm sát thương 15 mét. Loại bom này thường gây thương tật cho nhiều trẻ em bởi bề ngoài bắt mắt

Bom quả dứa chứa tới 450 viên bi, tầm sát thương 15 mét. Loại bom này thường gây thương tật cho nhiều trẻ em bởi bề ngoài bắt mắt

Thủy lôi bát giác được quân đội Mỹ sử dụng năm 1966, thả xuống cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Bên trong có chưa 240kg chất nổ C4, dày 80cm, đường kính 2,5m. Mục đích phá hoại các công trình thủy lợi. Quả thủy lôi này được bộ đội công binh phát hiện và xử lý năm 1966 tại sông Mã (Thanh Hóa), cách cầu Hàm Rồng khoảng 800m.
Thủy lôi bát giác được quân đội Mỹ sử dụng năm 1966, thả xuống cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Bên trong có chưa 240kg chất nổ C4, dày 80cm, đường kính 2,5m. Mục đích phá hoại các công trình thủy lợi. Quả thủy lôi này được bộ đội công binh phát hiện và xử lý năm 1966 tại sông Mã (Thanh Hóa), cách cầu Hàm Rồng khoảng 800m.

Bom MK-82 có hình dạng thuôn, vỏ bằng thép có công dụng nổ phá và sát thương. Trung bình, mỗi quả bom MK-82 chứa khoảng 87kg thuốc nổ Tritonal.
Bom MK-82 có hình dạng thuôn, vỏ bằng thép có công dụng nổ phá và sát thương. Trung bình, mỗi quả bom MK-82 chứa khoảng 87kg thuốc nổ Tritonal.

Bom phát quang do Mỹ sản xuất có công dụng phát quang nhanh mặt đất, dọn bãi cho trực thăng đổ bộ và bố trí trận địa pháo binh. Khối lượng khoảng 6 tấn, trong đó chứa 4 tấn thuốc nổ. Chiều dài bom 3,1 m, đường kính 1 m 19.
Bom phát quang do Mỹ sản xuất có công dụng phát quang nhanh mặt đất, dọn bãi cho trực thăng đổ bộ và bố trí trận địa pháo binh. Khối lượng khoảng 6 tấn, trong đó chứa 4 tấn thuốc nổ. Chiều dài bom 3,1 m, đường kính 1 m 19.

Đạn pháo 175 với các kích thước lớn, nhỏ khác nhau.
Đạn pháo 175 với các kích thước lớn, nhỏ khác nhau.

Mìn 652A chủ yếu làm bằng nhựa, có tính sát thương khá cao.
Mìn 652A chủ yếu làm bằng nhựa, có tính sát thương khá cao.

Các loại đuôi bom được tái hiện một phần trong triển lãm
Các loại đuôi bom được tái hiện một phần trong triển lãm

Mìn M18A1 có một loạt đạn bi bằng thép ở bên trong, loại mìn này thường được sử dụng để phục kích và chống lại đối phương xâm nhập khi gài ở chu vi doanh trại.
Mìn M18A1 có một loạt đạn bi bằng thép ở bên trong, loại mìn này thường được sử dụng để phục kích và chống lại đối phương xâm nhập khi gài ở chu vi doanh trại.

Rất nhiều các loại bom bi khác như bom bi quả cam, lựu đạn M67… thường được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam cũng được tái hiện
Rất nhiều các loại bom bi khác như bom bi quả cam, lựu đạn M67… thường được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam cũng được tái hiện


Những quả bom có đường kính khủng, sức công phá lớn... gợi lại những nỗi đau, mất mát mà nhân dân ta đã phải hứng chịu. Trong ảnh là quả bom lớn nhất còn sót lại sau chiến tranh ở Đông Dương, được tìm thấy ở Gia Lai năm 2004. Theo ước lượng quả bom này nặng khoảng 7 tấn.

Những quả bom có đường kính "khủng", sức công phá lớn... gợi lại những nỗi đau, mất mát mà nhân dân ta đã phải hứng chịu. Trong ảnh là quả bom lớn nhất còn sót lại sau chiến tranh ở Đông Dương, được tìm thấy ở Gia Lai năm 2004. Theo ước lượng quả bom này nặng khoảng 7 tấn.

Ngoài ra, triển lãm còn trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu, hình ảnh… thể hiện những nỗ lực và thành tích của bộ đội công binh với công tác khắc phục hậu quả bom mìn. Trong ảnh là bộ khí tài phòng DA L1 được các chiến sĩ Binh chủng Hóa học sử dụng trong quá trình tham gia khắc phục xử lý chất độc C9 sau chiến tranh tại khu vực Bình Định.
Ngoài ra, triển lãm còn trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu, hình ảnh… thể hiện những nỗ lực và thành tích của bộ đội công binh với công tác khắc phục hậu quả bom mìn. Trong ảnh là bộ khí tài phòng DA L1 được các chiến sĩ Binh chủng Hóa học sử dụng trong quá trình tham gia khắc phục xử lý chất độc C9 sau chiến tranh tại khu vực Bình Định.


Thiết bị dò mìn tổng hợp được sử dụng

Thiết bị dò mìn tổng hợp được sử dụng

Hà Trang