Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội

(Dân trí) - Trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của Liên bang Xô Viết và nhân dân Liên Xô (cũ). Điều đó đã thể hiện qua những công trình biểu tượng cho tình hữu nghị Việt - Xô đã gắn bó với nhiều thế hệ người dân Thủ đô.

Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội
Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội - 1

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Bác đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội - 2

Sau khi Bác Hồ qua đời, Đảng và Chính phủ nước ta đã đề nghị Chính phủ Liên Xô cử chuyên gia sang Việt Nam để giúp bảo quản thi hài Bác và giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Lăng Bác là một trong nhiều công trình thể hiện tình hữu nghị của Liên Xô (cũ) đối với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội - 3

Tiền thân của bệnh viện là "Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô", được thành lập năm 1958. Đây là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh loại I, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ cấp trung cao trong cơ quan dân chính đảng ở các tỉnh phía Bắc.

Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội - 4

Hoà bình lập lại, cơ quan của Đảng và Chính phủ trở về Hà Nội, Bệnh xá 303 chuyển về vị trí của Bệnh viện Đồn Thuỷ. Năm 1955 Trung ương quyết định mở rộng bệnh xá thành Bệnh viện 303.

Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội - 5

Tháng 5/1956, Bệnh viện Hồng thập tự Liên Xô được khai trương tại địa điểm của Bệnh viện 303. Cuối năm 1957, chuyên gia Liên Xô rút về nước, Bệnh viện Hồng thập tự Liên Xô được bàn giao cho ta quản lý, và đến năm 1958 thì lập ra Bệnh viện Hữu Nghị .Ngày 14/11/1994, Chính phủ đã có quyết định số 6388/TCCB đổi tên Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô thành Bệnh viện Hữu Nghị.

Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội - 6

Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô có tên chính thức là Cung Lao động Văn hóa hữu nghị Việt Xô. Tuy vậy, nhiều người Hà Nội quen gọi đơn giản là Cung Việt Xô hay Cung Công nhân. Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô nằm tại 91 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một công trình kiến trúc, văn hóa dành cho các buổi biểu diễn nghệ thuật, các hội nghị khoa học, triển lãm... 

Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội - 7

Nguồn tài chính xây dựng công trình do Hội đồng Trung ương các Công đoàn Liên Xô trước đây trao tặng nên được đặt tên là Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô. Công trình được kiến trúc sư Liên Xô G. G. Isakovich thiết kế. Cung văn hóa nằm trên một diện tích 3,2 ha, gồm ba khối nhà chính: nhà biểu diễn, nhà học tập, nhà kỹ thuật... với tổng cộng 120 phòng. Công trình mang dấu ấn của tình hữu nghị hai nước, như món quà mà Công đoàn Liên Xô dành tặng Việt Nam.

Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội - 8

Công viên Lê Nin (trước đây là vườn hoa Chi Lăng) là một công viên mang tên Lê Nin nằm đối diện với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại thủ đô Hà Nội. Nó nằm trên mặt phố Điện Biên Phủ, Trần Phú và Hoàng Diệu.

Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội - 9

Tượng bằng đồng cao 5,2m do Chính phủ Liên Xô tặng với hình tượng Lê-Nin trong tư thế đang đi, đặt trên bệ đá hoa cương cao 2,7m.

Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội - 10

Khuôn viên của công viên có hình tam giác, với tổng diện tích là 17.183 m2, trong đó bao gồm quần thể kiến trúc tượng đài Lê Nin.

Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội - 11

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300, lúc đầu nằm trong Tổng thể đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội do Liên Xô giúp đỡ xây dựng quy hoạch, và hiện nay thì nằm trên vành đai 3, nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm của Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.Cây cầu này có quy mô lớn vào loại bậc nhất Đông Nam Á thời bấy giờ và là công trình thế kỷ của quan hệ Liên Xô - Việt Nam.

Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội - 12

Cầu giàn thép dài 3250m, gồm 2 tầng với 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp cầu đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ. Tầng 1 là đường dành dành cho tàu hỏa chạy, tầng 2 cho các loại xe cơ giới có chiều rộng 21m, mặt cầu bê tông.

Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội - 13

Đường sắt Bắc Nam, hay đường sắt Thống Nhất, là tuyến đường sắt bắt đầu từ thủ đô Hà Nội và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đường sắt Bắc Nam chạy gần song song với quốc lộ 1A, có nhiều đoạn gặp nhau, nhất là tại các tỉnh lỵ. Tuyến đường sắt Bắc Nam do Liên Xô và  Trung Quốc  giúp đỡ Việt Nam xây dựng. 

Những công trình mang dấu ấn tình hữu nghị Việt-Xô trong lòng Hà Nội - 14

Toàn Vũ