1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người đi đường né giàn giáo “khủng” của đường sắt trên cao

(Dân trí) - Sau 2 vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại công trường thuộc Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, nhiều người đi đường đã chủ động “né” khi lưu thông tới vị trí giàn giáo “khủng” của Dự án này hoặc lựa chọn cung đường khác để đi.


Người đi đường né giàn giáo “khủng” của đường sắt trên cao

Nhiều người đi đường đã chủ động tránh việc chui qua giàn giáo "khủng" của đường sắt trên cao

Chưa đầy 2 tháng, Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã để xảy ra 2 vụ tai nạn nghiêm trọng. Điều này đã gây tâm lý hoang mang, bất an cho người đi đường mỗi lần phải lưu thông dọc tuyến đường này. Nhiều người đã chủ động “né” vị trí qua giàn giáo “khủng” của Dự án trên.

Theo quan sát của PV Dân trí, tại một vị trí có giàn giáo “khủng” bắc qua đường Nguyễn Trãi, khu vực gần phố Chính Kinh (Thanh Xuân – Hà Nội), công nhân cùng chiếc cần cẩu lớn vẫn vươn “cánh tay” thi công hối hả cho kịp tiến độ... Bên cạnh những người đi đường vẫn “dũng cảm” lưu thông phía dưới giàn giáo này, rất nhiều người đã chủ động rẽ phải cho xe đi vào làn đường trong để tránh “hầm” nguy hiểm rồi mới cho xe quay lại làn đường cũ.

.

... sau đó mới cho xe quay lại vào đường làn đường cũ

Chị Lê Thị Huyền (32 tuổi, ở Bùi Xương Trạch, Hoàng Mai - Hà Nội) cho biết: “Xem đài báo thấy có 2 vụ tại nạn tại công trường đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, mỗi lần đi qua đoạn đường này tôi cũng thấy sờ sợ. Tới khu vực phải chui qua giàn giáo, tôi toàn phải đi vào làn trong của xe buýt để tránh sau đó mới dám quay lại làn đường cũ”.

Chị Huyền không dám đi qua gầm giàn giáo khủng của đường sắt trên cao

Chị Huyền không dám đi qua gầm giàn giáo "khủng" của đường sắt trên cao

Cùng tâm trạng với chị Huyền, anh Lưu Trọng Đức (24 tuổi, quê Hưng Yên), hiện đang công tác tại Hà Nội chia sẻ, khi đi tới vị trí có giàn giáo lớn bắc qua đường, anh luôn có cảm giác bất an. Anh cho rằng lưu thông qua vị trí đó hệ số an toàn không cao, vì bên trên nhiều vật nặng và anh Đức đã chọn phương án đi tránh qua vị trí này, sau đó mới dám quay lại làn đường cũ.

Anh Đức cho rằng: Đi qua gầm giàn giáo đường sắt trên cao hệ số an toàn không cao

Anh Đức cho rằng, đi qua gầm giàn giáo đường sắt trên cao hệ số an toàn không cao

Anh Nguyễn Văn Sơn ( ở Văn Quán, Hà Đông – Hà Nội) lại có sự lựa chọn lộ trình an toàn cho riêng mình: “Tôi làm việc ở đường Láng, trước đây tôi vẫn đi theo đường Trần Phú rồi đi Nguyễn Trãi, sau đó tới Ngã Tư Sở tôi rẽ trái một chút là tới chỗ làm. Nhưng mấy ngày hôm nay tôi đều đi vào đường Thanh Bình để tránh qua khu vực đường sắt trên cao đang thi công. Tuy đường nhỏ và dễ xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm nhưng vì sự an toàn nên tôi không dám đi qua đường Nguyễn Trãi, sợ lại xảy ra sự cố lần nữa”.

Để yên tâm, anh Sơn tạm thời đã phải chọn lộ trình khác để đi làm

Để yên tâm, anh Sơn tạm thời đã phải chọn lộ trình khác để đi làm

Để yên tâm, anh Sơn tạm thời đã phải chọn lộ trình khác để đi làm

Tại vị trí xảy ra sự cố sập giàn giáo rạng sáng 28/12, cơ quan chức năng đã mở rộng vỉa hè làn đường phía trong để cho các phương tiện lưu thông.

Trục đường Nguyễn Trãi, nơi có tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chạy ở giữa là một trong những tuyến đường huyết mạch của Thủ đô, nối liền với quốc lộ 6. Hàng ngày lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tại tuyến này rất lớn. Chính vì vậy việc cấm tuyệt đối tuyến đường này để thi công đường sắt trên cao là không thể. 

Cơ quan chức năng đã phải chọn phương án vừa thi công vừa vẫn để các phương tiện tiện lưu thông, đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân. Mặc dù 2 vụ tai nạn nghiêm xảy ra tại công trường của Dự án trên, đã khiến nhiều người lo ngại khi lưu thông trên trục đường này, nhưng cung đường này dường như là độc đạo của nhiều người, nên số đông vẫn phải lưu thông theo kiểu “sống chung với lũ”.

Nguyễn Dương