1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cà Mau:

Ngày giải phóng trên mảnh đất cuối trời Tổ quốc

(Dân trí) - “Trong đêm 30/4/1975, đồng bào Cà Mau nôn nao lắm, chỉ mong trời mau sáng để được chứng kiến giờ phút quan trọng là giải phóng địa phương sau bao năm đấu tranh gian khổ”, ông Lâm Nuôl- nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Cà Mau nhớ lại.

Tỉnh trưởng bỏ trốn, Cà Mau giải phóng trong ngày 1/5

Mỗi khi đến những ngày tháng 4 lịch sử kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông Lâm Nuôl (76 tuổi, dân tộc Khmer, hiện ở TP Cà Mau) lại bồi hồi xúc động. Ông cho biết, cách đây 40 năm, ông vẫn còn khoác áo cà sa tu ở chùa với chức danh Hội trưởng Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau. Và những ngày cuối tháng 4/1975, ông cũng là Phó Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Cà Mau với nhiệm vụ “chiến đấu” ở mặt trận chính trị, binh vận. Ông Lâm Nuôl cũng từng là Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Cà Mau khóa 6.

Ông Lâm Nuôl bồi hồi nhớ lại thời khắc lịch sử giải phóng tỉnh Cà Mau 40 năm về trước. 
Ông Lâm Nuôl bồi hồi nhớ lại thời khắc lịch sử giải phóng tỉnh Cà Mau 40 năm về trước. 

Ông Lâm Nuôl bồi hồi nhớ lại thời khắc lịch sử giải phóng tỉnh Cà Mau 40 năm về trước. 
Kỷ niệm 40 năm giải phóng đất nước, ông Nuôl thành kính thắp những nén nhang lên Bác Hồ kính yêu và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại bàn thờ trong nhà. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Ông Lâm Nuôl kể, từ đầu năm 1975, quân ta thắng trận giòn giã ở nhiều địa phương, tạo khí thế sục sôi trên khắp các mặt trận. Ở Cà Mau (thời điểm 1975 là tỉnh An Xuyên), từ cuối năm 1974 đến giữa tháng 4/1975, lực lượng của ta đánh chiếm, tiêu diệt hàng trăm đồn bốt, giải phóng nhiều huyện lân cận thị xã Cà Mau. Với việc tấn công vào thị xã Cà Mau, Quân ủy Khu 9 giao nhiệm vụ cho tỉnh tự lực giải phóng và chi viện khi cần thiết. Tỉnh ủy Cà Mau đã đưa ra một số phương án tấn công cả quân sự, chính trị và binh vận.

Từ ngày 26- 29/4/1975, quân đội triển khai đồng loạt tấn công các cứ điểm của đối phương ở vùng ven thị xã. Hai bên đã xảy ra giao tranh, giằng co rất ác liệt nhưng quân ta với khí thế hừng hực đã chiếm được các khu vực này, áp sát thị xã. Theo kế hoạch của Ban chỉ huy chiến dịch giải phóng Cà Mau thì tối ngày 30/4/1975 sẽ đánh vào trung tâm thị xã để chiếm giữ các mục tiêu quan trọng. Tuy nhiên, khi lực lượng ta đã sẵn sàng ở các điểm tấn công thì trưa ngày 30/4/1975, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện khiến tình hình thay đổi.

Tình thế lúc này thay đổi có lợi cho ta, ngay trong chiều tối ngày 30/4/1975, Ban chỉ huy chiến dịch của ta có điện yêu cầu Tỉnh trưởng Nhan Nhựt Chương hạ vũ khí đầu hàng. Tuy nhiên tên Tỉnh trưởng này vẫn cố tình trì hoãn không chấp nhận và xin sang ngày hôm sau mới bàn giao chính quyền. Cho đến sáng sớm ngày 1/5/1975, Tỉnh trưởng Nhan Nhựt Chương bỏ trốn. Đúng 6h sáng ngày 1/5/1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại Cà Mau chính thức chấp nhận bàn giao cho chính quyền cách mạng. Tỉnh Cà Mau được giải phóng.

Ông Lâm Nuôl bồi hồi nhớ lại thời khắc lịch sử giải phóng tỉnh Cà Mau 40 năm về trước. 
Ông Lâm Nuôl bồi hồi nhớ lại thời khắc lịch sử giải phóng tỉnh Cà Mau 40 năm về trước. 
Ngày 1/5/1975, nhân dân Cà Mau đổ ra đường chào mừng quân cách mạng về giải phóng. (Ảnh tư liệu: Võ An Khánh)

Hồi tưởng lại từng thời khắc những ngày cuối tháng 4/1975, ông Lâm Nuôl kể: "Trước ngày 30/4/1975, ai cũng dự tính rằng sẽ diễn ra những trận đánh quyết liệt, đổ máu giữa hai bên. Đến trưa ngày 30/4/1975, khi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng thì mình mới thấy yên tâm, tâm trạng nhẹ nhàng phần nào. Đêm 30/4/1975, hầu như không ai ngủ được bởi nôn nao, háo hức lắm khi Tỉnh trưởng ngụy quyền tại Cà Mau hứa sáng hôm sau sẽ bàn giao chính quyền. Thời điểm ấy, ai ai cũng mong chờ đến sáng để chứng kiến thời khắc quan trọng khi chính quyền về tay cách mạng".

Ông Lâm Nuôl kể tiếp: Từ khoảng 3- 4 giờ sáng ngày 1/5/1975, hàng ngàn đồng bào ta từ khắp nơi trong tỉnh Cà Mau đã đổ về trung tâm thị xã để đón quân giải phóng. Có người ở vùng quê như chưa bao giờ được ra thị xã nên ngày đó háo hức vô cùng. Gặp nhau không kể quen hay lạ, họ cứ tay bắt mặt mừng làm cho không khí ngày giải phóng trở nên sôi nổi, vui tươi, phấn khởi thêm”.

Đúng 6h sáng ngày 1/5/1975, ông Lâm Nuôl cùng một số sư sãi các chùa trong tỉnh và lực lượng binh vận mang ảnh Bác Hồ, cờ mặt trận đến tại chùa phường 1 (một chùa Khmer trong nội ô Cà Mau hiện nay) để treo lên mừng giải phóng. “Ngay lúc đó, chúng tôi kêu gọi lực lượng binh lính, cảnh sát của chính quyền tập trung hạ vũ khí bàn giao ngay tại chùa. Tại đây, chúng tôi cũng giải thích rõ chính sách khoan hồng, hòa hợp dân tộc của chính quyền cách mạng cho họ nghe”, ông Lâm Nuôl kể thêm.

Ông Lâm Nuôl bồi hồi nhớ lại thời khắc lịch sử giải phóng tỉnh Cà Mau 40 năm về trước. 
Ông Lâm Nuôl (áo hồng) xúc động gặp lại các cựu chiến binh năm xưa tại chùa phường 1, TP Cà Mau - nơi từng là một trong những điểm lực lượng đối phương giao nộp vũ khí đầu hàng quân cách mạng. (Ảnh: Tuấn Thanh) 

Mảnh đất cuối trời Tổ quốc hôm nay

Cà Mau sau ngày giải phóng đã thay đổi rất nhiều. Nói như Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Dương Thanh Bình: “Phát huy truyền thống anh hùng trong kháng chiến, với ý chí tự lực, tự cường, năng động sáng tạo trong lao động, sản xuất, Đảng bộ và nhân dân Cà Mau đã khẩn trương khắc phục những khó khăn chồng chất sau chiến tranh, tập trung sức người, sức của xây dựng và phát triển tỉnh nhà đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt của đời sống xã hội”.

Tượng đài ở trung tâm TP Cà Mau ngày nay rực rỡ đèn màu. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Tượng đài ở trung tâm TP Cà Mau ngày nay rực rỡ đèn màu. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Qua 40 năm xây dựng, tỉnh Cà Mau ngày càng phát triển, kinh tế tăng trưởng khá cao, năm 2014 đạt 8,5%; thu ngân sách đạt 3.300 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD; từ một tỉnh có cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu đến nay tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đã giảm xuống còn 36%; công nghiệp - xây dựng tăng lên 36,3% và thương mại - dịch vụ tăng lên gần 28%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,9%; thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt trên 96%; chương trình xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến tích cực; hầu hết các xã trong tỉnh có đường ô tô về đến trung tâm, giao thông nông thôn phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, góp phần làm thay đổi diện mạo của tỉnh. Thị xã Cà Mau đã trở thành thành phố loại II; các thị trấn, khu dân cư tập trung đang trên đà phát triển. Đặc biệt, các công trình lớn của Trung ương đầu tư trên địa bàn như Khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm, đường hành lang ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh nối liền đến Đất Mũi... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tượng đài ở trung tâm TP Cà Mau ngày nay rực rỡ đèn màu. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Tượng đài ở trung tâm TP Cà Mau ngày nay rực rỡ đèn màu. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Tượng đài ở trung tâm TP Cà Mau ngày nay rực rỡ đèn màu. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) ngày nay trở thành nơi "linh thiêng" của Tổ quốc với cột mốc tọa độ chủ quyền cực nam Quốc gia và biểu tượng con tàu mũi Cà Mau. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Một trong những công trình quan trọng mà đầu tháng 2/2015 tỉnh Cà Mau khánh thành đó là cầu Năm Căn bắc qua sông Cửa Lớn. Đây là cây cầu cuối cùng nối liền đường bộ đất nước từ cực Bắc đến cực Nam Tổ quốc. 

Đánh giá sự quan trọng của cầu Năm Căn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nhấn mạnh trong ngày khánh thành: “Cầu Năm Căn và các cầu trên tuyến hoàn thành đưa vào sử dụng đã hiện thực hóa được ước mơ lâu đời của đồng bào ở huyện Năm Căn, Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau cũng như cả nước. Chúng ta vui mừng vì cầu Năm Căn và các cầu trên tuyến sẽ là điều kiện đặc biệt quan trọng để huyện Năm Căn, huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau phát triển kinh tế xã hội nhanh hơn, bền vững hơn, bảo đảm an ninh quốc phòng và cải thiện đời sống nhân dân trong vùng. Chúng ta cũng vui mừng một điều rất thiêng liêng nữa là chúng ta đã nối liền đường bộ từ địa đầu phía Bắc đến cực Nam Tổ quốc”. 

Và với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, đến cuối năm 2015 này, đường về Đất Mũi- điểm cực Nam cuối cùng Tổ quốc sẽ hoàn thành. Từ đó, các mặt kinh tế xã hội, thương mại, dịch vụ du lịch và đời sống của người dân vùng Đất Mũi sẽ thuận lợi, phát triển hơn. 

Tượng đài ở trung tâm TP Cà Mau ngày nay rực rỡ đèn màu. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Tượng đài ở trung tâm TP Cà Mau ngày nay rực rỡ đèn màu. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Cầu Năm Căn (nối huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) khánh thành ngày 7/2/2015. Đây là cây cầu "thế kỷ" nối liền đường bộ từ cực Bắc đến cực Nam của Tổ quốc. (Ảnh: Huỳnh Hải) 

Trong năm 2015, theo Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Dương Thanh Bình, tỉnh Cà Mau vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các thành phần kinh tế và nhân dân trong tỉnh nỗ lực, quyết tâm cao nhất, tập trung dồn sức để thực hiện đạt thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

                                                                                                Huỳnh Hải