1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

An Giang:

Ngắm hai đại lão vải sống thọ hơn nửa thiên niên kỷ ở miền Tây

(Dân trí) - Mỗi cây vải thiều đã sống thọ hơn 500 năm tuổi nhưng điều làm nhiều người ngạc nhiên nhất là hai cây vải thiều cổ thụ này lại “sinh sống” ở miền Tây, trong khi đó loại cây này chỉ phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở miền Bắc.

Không tin vào lời đồn đoán về hai lão cổ thụ vải thiều hiên ngang “mọc lên” ở vùng Bảy Núi - An Giang, PV Dân trí đến chùa Svây Ta Hôn (ấp Ninh Lợi, xã An Tức, huyện Tri Tôn, An Giang) để tận mắt chứng kiến hai cây vải thiều sống thọ cả ngàn năm tuổi (hai cây cộng lại - PV) duy nhất ở miền Tây.

Vừa đến cổng chùa Svây Ta Hôn, chúng tôi đã thấy “bóng dáng” của hai cây vải thiều độc nhất này. Tại khoảng sân trước của nhà chùa, hai cây vải thiều to sừng sững như hai vị tướng khổng lồ nghiêm nghị canh cổng nhà chùa.

Hiện hai cây vải cổ thụ này trở thành cây di sản Việt Nam

Hiện hai cây vải cổ thụ này trở thành cây di sản Việt Nam

Theo quan sát của PV Dân trí, hai cây vải trồng cách nhau khoảng 50m, mỗi cây có đường kính từ 3 -4 người ôm, chiều cao của cây trên 50m, tán rộng hơn 50m, cành lá sum xuê che mát cả một khoảng sân chùa. Hiện tại hai cây vải được cơ quan chức năng xây khuôn bao bằng xi măng có chiều cao khoảng 0,5m xung quanh hai cây vải để bảo vệ.

Theo sư cả Chau Sa Dớt, trụ trì chùa Svây Ta Hôn cho biết, trước đây nhà chùa có đến 3 cây vải thiều được trồng thẳng hàng với nhau nhưng cách đây vài năm cây vải ở giữa đã chết. Theo những bậc cao niên sống quanh chùa Svây Ta Hôn cho biết hai cây vải thiều này đã thọ hơn 500 năm tuổi.

Hiện hai cây vải cổ thụ này trở thành cây di sản Việt Nam

Theo các bậc cao niên sống quanh chùa Svây Ta Hôn hai cây vải thiều này đã sống thọ hơn 500 năm tuổi

Ông Chau Sa Oanh – một người dân sống gần chùa Svây Ta Hôn cho biết: “Dù hai cây vải tuổi đã cao nhưng vẫn cho trái (không đều đặn, năm có năm không - PV) và trái vải ăn rất ngon, chỉ có điều trái vải không to như trái vải ở ngoài Bắc. Năm nào cây vải ra trái, năm đó bà con địa phương vui mừng lắm vì biết rằng năm đó thời tiết thuận lợi, mùa màng sẽ bội thu. Ngược lại, năm nào vải không ra trái, bà con biết rằng công việc đồng áng năm đó sẽ khó khăn hơn.”

Đường kính cây vải thiều to đến 3 -4 người ôm

Đường kính cây vải thiều to đến 3 -4 người ôm

Theo nhiều tài liệu cho thấy, loài vải thiều này có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc (người Trung Quốc gọi là lệ chi - một loài cây ăn quả quý). Còn ở Việt Nam, cây vải thiều có nhiều ở huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), dù vùng đất nổi tiếng với đặc sản vải thiều nhưng cây vải có tuổi thọ cao nhất chỉ khoảng 200 năm tuổi. Do vậy, hai đại lão vải đang “sinh sống” trên vùng đất Bảy Núi – An Giang là chuyện hy hữu, thu hút nhiều chuyên gia về cây ăn quả quan tâm.

Cách đây mấy năm cây vải ở giữa đã chết

Cách đây mấy năm cây vải ở giữa đã chết

Do hai đại lão vải sở hữu nhiều cái nhất (tuổi thọ, chiều cao, lịch sử,…) ngày 13/8 vừa qua Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam phối hợp Chi cục Kiểm lâm An Giang tổ chức lễ công bố và trao Bằng công nhận cho hai cây vải cổ thụ này trong 4 “Cây di sản Việt Nam” ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên cần được bảo tồn và gìn giữ.

Cách đây mấy năm cây vải ở giữa đã chết

Năm nào vải cho trái, bà con Khmer rất vui mừng vì biết rằng năm đó thời tiết thuận lợi, mùa màng sẽ bội thu

Nguyễn Hành

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm