1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Quảng Trị:

Mưa lũ gây cô lập nhiều nơi, hơn 250 nhà dân bị ngập

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài suốt 2 ngày qua khiến mực nước các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có chiều hướng lên nhanh, nước ngập gây cô lập nhiều tuyến đường, hơn 250 nhà dân bị ngập.

Do mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn nên mực nước các sông lên nhanh. Đáng chú ý, sông Ô Lâu tại Hải Tân đạt đỉnh là 3,09m, trên báo động 2 là 0,29m.

Mưa lớn kéo dài đã khiến 6 xã thuộc huyện Hải Lăng bị ngập lụt: Hải Tân, Hải Hòa, Hải Thành, Hải Sơn, Hải Trường, Hải Thiện.

Nước ngập lênh láng tại xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng
Nước ngập lênh láng tại xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng

Tuyến đường giao thông bị ngập cục bộ (Ảnh: Xuân Thạch)
Tuyến đường giao thông bị ngập cục bộ (Ảnh: Xuân Thạch)

Trong đó, có 3 xã bị ngập nhà dân từ 0,1-0,5m (Hải Tân 120 hộ, Hải Hòa 100 hộ, Hải Thành 30 hộ), 3 xã còn lại bị ngập, chia cắt đường giao thông.

Mưa lớn đã làm ngập cục bộ một số tuyến đường có ngầm, tràn ở khu vực miền núi thuộc huyện Đakrông. Làm ngập, cô lập, chia cắt các tuyến đường thuộc vùng thấp trũng huyện Hải Lăng.

Tại xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng cũng bị ngập sâu gần 1 m
Tại xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng cũng bị ngập sâu gần 1 m

Người dân tại xã Hải Tân vất vả đi lại trong nước ngập
Người dân tại xã Hải Tân vất vả đi lại trong nước ngập

Nước sông tại Hải Lăng vẫn đang lên (Ảnh: Đăng Đức)
Nước sông tại Hải Lăng vẫn đang lên (Ảnh: Đăng Đức)

Tại xã Hải Thượng, nhiều nơi bị ngập sâu gần 1 m, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Đoạn đường dẫn vào khu dân cư bị ngập sâu
Đoạn đường dẫn vào khu dân cư bị ngập sâu

Các học sinh đi lại trong nước ngập (Ảnh: CTV)
Các học sinh đi lại trong nước ngập (Ảnh: CTV)

Trước tình hình trên, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo và triển khai quyết liệt các biện pháp ứng phó với mưa lũ. Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đã ban hành công điện chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai công tác ứng phó với mưa lũ.

Nhanh chóng, chủ động phòng, chống ở cấp cơ sở nhất là các vùng có nguy cơ ngập sâu, vùng sạt lở đất, vùng nguy cơ lũ quét, lũ ống, vùng ngập cục bộ, … được triển khai theo phương châm “4 tại chỗ”; tại các vùng bị ngập lụt, mất an toàn đã triển khai cho học sinh nghỉ học đảm bảo an toàn về người.

Đ. Đức