“Mỗi sớm thức dậy chúng ta đều lo lắng không khí có sạch, nước có mùi không”

(Dân trí) - "Làm thế nào để chúng ta có thể tự tin là chúng ta đang được sống trong một môi trường trong sạch? Thực tế, người Hà Nội hiện nay mỗi sáng sớm thức dậy đều lo lắng không khí có sạch không, nước có mùi hôi không?", Bà Nguyễn Ngọc Lý - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng nói trong cuộc giao lưu trên báo Dân trí về chủ đề "Mô hình quản lý tài nguyên nước từ góc nhìn thực tiễn tiến tới phát triển bền vững vùng cư dân ven biển".

Toàn cảnh giao lưu trực tuyến về mô hình quản lý tài nguyên nước

 
“Mỗi sớm thức dậy chúng ta đều lo lắng không khí có sạch, nước có mùi không” - 1

Phó Tổng Biên tập Báo Dân trí Phạm Tuấn Anh (ngoài cùng bên phải) tặng hoa hai vị khách mời tham gia buổi giao lưu

Tài nguyên nước là nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phải dựa trên khả năng thực tế của nguồn nước, phù hợp với các xu thế diễn biến nguồn nước trong tương lai.

Vì vậy, giải quyết vấn về tài nguyên nước, bảo đảm khai thác, sử dụng là cần thiết để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Điều này đòi hỏi phải có cách nhìn nhận mới về cách thức quản lý, sử dụng nguồn nước.  

Đảm bảo tài nguyên nước được khai thác, sử dụng bền vững hướng tới tăng trưởng xanh

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng như các quốc gia có biển trong khu vực và trên thế giới, vùng bờ nước ta rộng lớn, trải hơn 3.200 km và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ ven bờ, không chỉ là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế, mà còn là nơi có mật độ dân cư đông nhất cả nước, nơi hội tụ của nhiều ngành kinh tế trọng yếu.

Tuy nhiên, bên cạnh sự phong phú, đa dạng về sinh học, sinh thái, giàu tài nguyên và các giá trị, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, vùng bờ nước ta đã và đang đối mặt với nhiều thách thức như suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên quá mức, gia tăng dân số,…

“Mỗi sớm thức dậy chúng ta đều lo lắng không khí có sạch, nước có mùi không” - 2

Đặc biệt hơn, vùng biển ven bờ là khu vực chịu thiệt hại nặng nhất dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nước biển dâng. Lợi ích giữa việc sử dụng các tài nguyên biển vùng bờ của các nhóm đối tượng về kinh tế, du lịch, vận tải biển… luôn mâu thuẫn với hoạt động về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của các nhà quản lý, khoa học.

Chính vì vậy, quản lý tổng hợp vùng bờ đã được áp dụng, nhằm giải quyết xung đột về lợi ích giữa các bên liên quan.

Không được tiếp cận nguồn nước an toàn sẽ tác động bất lợi tới những nhóm cộng đồng nghèo dễ bị tổn thương

Quản lý tổng hợp vùng tài nguyên nước và quản lý tổng hợp vùng bờ là cách tiếp cận đa ngành, đòi hỏi cần phải quản lý hiệu quả hệ sinh thái và phối hợp huy động sự tham gia, đóng góp của tất cả các bên liên quan.

Nhằm góp phần vào việc tuyên truyền, tạo diễn đàn đối thoại thẳng thắn, bàn về những chiến lược và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước hướng tới phát triển bền vững, Báo điện tử Dân trí phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm, giao lưu trực tuyến với các đại biểu, chuyên gia hàng đầu trong ngành về vấn đề: “Mô hình quản lý tài nguyên nước từ góc nhìn thực tiễn tiến tới phát triển bền vững vùng cư dân ven biển” vào 9h sáng ngày hôm nay.

Khách mời tọa đàm:

- PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường.

“Mỗi sớm thức dậy chúng ta đều lo lắng không khí có sạch, nước có mùi không” - 3

- Bà Nguyễn Ngọc Lý - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng.

“Mỗi sớm thức dậy chúng ta đều lo lắng không khí có sạch, nước có mùi không” - 4

Buổi toạ đàm đang được tường thuật trực tiếp trên Báo điện tử Dân trí

Dân trí