Nghệ An:

Mỗi hòn đảo đều là máu xương thế hệ cha anh!

(Dân trí) - 200 bức ảnh là 200 bằng chứng sinh động khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. Mỗi hòn đảo, mỗi bãi đá ngầm đã được đổi bằng xương máu của bao thế hệ người Việt Nam đi giữ bờ cõi.

Nhân viên Bảo tàng Quân khu 4 thuyết minh về những bức ảnh được trưng bày tại triển lãm.
Nhân viên Bảo tàng Quân khu 4 thuyết minh về những bức ảnh được trưng bày tại triển lãm.

Kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bảo tàng Quân khu 4 và Đoàn phường Trường Thi (Tp Vinh, Nghệ An) phối hợp tổ chức triển lãm “Biển đảo - chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”. Triển lãm trưng bày hơn 200 bức ảnh, tư liệu được sưu tầm từ các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế, các cơ quan, đơn vị về hoạt động bảo vệ và xây dựng biển đảo.

Trong số các hiện vật trưng bày tại triển lãm, đáng chú ý là là 5 bản đồ cổ, có từ thế kỷ 17, thể hiện chủ quyền Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Công cuộc xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển đảo qua các thời kỳ lịch sử cũng được thể hiện sinh động qua những bức hình tư liệu.

Triển lãm thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ. Triển lãm cũng chương trình học ngoại khóa, bồi đắp tình yêu nước cho các em học sinh.

Cuộc triển lãm được tổ chức đến hết tháng 3/2014.

Nhân viên Bảo tàng Quân khu 4 thuyết minh về những bức ảnh được trưng bày tại triển lãm.
Bản đồ vẽ xứ Quảng Nam trong toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ do Đỗ Bá, tự Công Đạo soạn đời Chính Hòa (1690 - 1705) triều Lê. Chú thích trên bản đồ này có ghi địa danh Bãi Cát Vàng bằng chữ Nôm, ở ngoài khơi phủ Quảng Nam.
Bản đồ Indiae Orientalis Nova Descrlptlo do Willem Jansson thực hiện, xuất bản tại Hà Lan năm 1636.

Bản đồ Indiae Orientalis Nova Descrlptlo do Willem Jansson thực hiện, xuất bản tại Hà Lan năm 1636.

Bản đồ Indiae Orientalis Nova Descrlptlo do Willem Jansson thực hiện, năm 1645.

Bản đồ Indiae Orientalis Nova Descrlptlo do Willem Jansson thực hiện, năm 1645.

An

 An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục Jean Lovis Teberd thực hiện năm 1838. Trong đó có trích dẫn: Vào năm 1816, nhà vua Gia Long đã tới Cồn Vàng long trọng cắm là cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này

Bản đồ 55, Đại Nam Nhất thống toàn đồ (đời Minh Mạng 1820 -1841)

Bản đồ 55, Đại Nam Nhất thống toàn đồ (đời Minh Mạng 1820 -1841)

Binh lính người Việt và gia đình đào giếng lấy nước sinh hoạt tại quần đảo Trường Sa năm 1938

Binh lính người Việt và gia đình đào giếng lấy nước sinh hoạt tại quần đảo Trường Sa năm 1938
Binh lính người Việt và gia đình đào giếng lấy nước sinh hoạt tại quần đảo Trường Sa năm 1938
Chiến sỹ đặc công Hải quân kéo cờ trên đảo Song Tử Tây, hòn đảo đầu tiên trên quần đảo Trường Sa được giải phóng, ngày 14/4/1975.
Tiến quân giải phóng đảo Sơn Ca, ngày 25/4/1975.
Tiến quân giải phóng đảo Sơn Ca, ngày 25/4/1975.
Giải phóng đảo Nam Yết, ngày 27/4/1975.
Giải phóng đảo Nam Yết, ngày 27/4/1975.
Đảo Trường Sa lớn, hòn đảo cuối cùng trên quần đảo Trường Sa được giải phóng vào ngày 29/4/1975.
Đảo Trường Sa lớn, hòn đảo cuối cùng trên quần đảo Trường Sa được giải phóng vào ngày 29/4/1975.
Đảo Trường Sa lớn, hòn đảo cuối cùng trên quần đảo Trường Sa được giải phóng vào ngày 29/4/1975.
Những viên gạch dùng để xây dựng các công trình trên đảo đều được in hình Quốc huy khẳng định chủ quyền Việt Nam.
Một cựu chiến binh chăm chú xem các bức ảnh trưng bày tại triển lãm.
Một cựu chiến binh chăm chú xem các bức ảnh trưng bày tại triển lãm.
Triển lãm thu hút sự chú ý của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các em học sinh.
Triển lãm thu hút sự chú ý của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các em học sinh.

Hoàng Lam