1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lựa chọn đúng cho những cuộc vui suốt mùa lễ hội

Tết đến xuân về là thời gian của những buổi gặp gỡ, sum vầy. Dịp này, trên mỗi bàn tiệc, rượu bia chính là loại thức uống không thể thiếu để mọi người cung chúc nhau một năm mới may mắn và thành công. Tuy nhiên, việc uống rượu bia thiếu kiểm soát và lái xe khi đã uống rượu bia có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, khiến niềm vui ngày Tết không còn trọn vẹn.

Tùy tửu lượng mỗi người mà tác dụng của rượu bia sẽ xảy đến sớm hơn hoặc muộn hơn. Biểu hiện chung là không làm chủ được bản thân, buồn ngủ, đi loạng choạng, nôn mửa, ngất xỉu… Nếu không biết kiểm soát về tửu lượng và uống rượu bia đúng cách, những người có tiền sử rối loạn tim mạch, huyết áp sẽ dễ có nguy cơ xuất huyết não, co thắt mạch vành tim ngay trên bàn tiệc.

Lựa chọn đúng cho những cuộc vui suốt mùa lễ hội

Bảng tuyên truyền của Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam (VBL) góp phần xây dựng văn hoá uống có trách nhiệm.

Cũng do không làm chủ về tinh thần và hành vi mà những phản xạ về óc phán đoán, cũng như tay chân không chính xác, phản ứng sai lệch khi tham gia giao thông gây ra không ít tai nạn đáng tiếc. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì 10,9% các vụ tai nạn chết người là có liên quan đến rượu bia. Trong đó, Việt Nam có số vụ tai nạn giao thông đứng đầu Đông Nam Á với 18,45%.

Lựa chọn đúng cho những cuộc vui suốt mùa lễ hội

PGS. Ts. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ninh - Phó giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao, Tổng cục Thể dục Thể thao

Sau đây là một số chia sẻ của PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ninh về những lựa chọn đúng cho cuộc vui suốt mùa lễ hội:

1. Không pha thức uống có gas vào rượu, bia: Việc pha trộn sẽ khiến bạn say xỉn nhanh hơn, cơn say kéo dài và bị đau đầu do các chất phụ gia, hương liệu sẽ phản ứng với nhau tạo nên chất mới nguy hiểm cho cơ thể.

2. Không sử dụng chung các loại thuốc giảm đau với rượu bia: Thức uống có cồn làm bạn say và uống kèm thuốc giảm đau làm tăng cảm giác đó. Mặt khác, việc kết hợp này sẽ làm tăng tác hại lên gan, vì bản thân rượu bia và thuốc giảm đau riêng rẽ đều là những thứ không tốt cho gan.

3. Không đọ “tửu lượng” trên bàn tiệc: Khuấy động không khí vui nhộn trên bàn tiệc, hòa nhập với mọi người nhưng luôn kiểm soát được tình hình là biểu hiện có văn hóa. Thực hành uống vừa tửu lượng của mình, không đọ “hơn thua”; khéo léo từ chối những lời mời từ người khác.

4. Đã uống rượu, bia thì không lái xe: Tuy là việc “đằng sau buổi tiệc” nhưng cần sắp xếp trước cách thức, phương tiện ra về an toàn cho chính mình trước khi tham gia các cuộc vui. Chủ động không lái xe khi đã uống rượu bia và không lạm dụng rượu bia quá đà, uống có kiểm soát, đó cũng là cách để thể hiện trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Chương trình "Đã uống rượu, bia thì không lái xe" do công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) phối hợp thực hiện cùng Ban An Toàn Giao Thông tại 5 tỉnh thành: Đà Nẵng, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang & Cần Thơ thông qua các bảng tuyên truyền đặt tại các giao lộ từ năm 2013. Ngoài ra, thông điệp "Đã uống rượu, bia thì không lái xe" còn được truyền tải xuyên suốt trên các phương tiện truyền thông như fanpage facebook.com/uongcotrachnhiem.com.vn và website uongcotrachnhiem.com.vn nhằm góp phần xây dựng thói quen uống có trách nhiệm, đặc biệt là "Đã uống rượu, bia thì không lái xe" để cuộc vui luôn trọn vẹn cho bản thân, gia đình và xã hội.

Lựa chọn đúng cho những cuộc vui suốt mùa lễ hội