Lăng mộ hơn 300 tuổi ở Hà Nội "chống nạng" chờ sập

(Dân trí) - Lăng mộ quận công Phạm Mẫn Trực được xây dựng từ năm 1713, đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, nay đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào. Không những vậy, phần đất được nhà nước quy định bảo về lăng đang bị xâm phạm bới công trình thoát nước.


Lăng mộ quận công Phạm Mẫn Trực ở thôn 4, xã Lại Yên (Hoài Đức, Hà Nội) được xây dựng từ năm 1713. Sử ghi lại vào thế kỷ XVII, cụ Phạm Mẫn Trực là người có công với đất nước và nhân dân, sau khi qua đời được vua cho xây lăng đá tại quê nhà để con cháu và nhân dân thờ cúng. Căn cứ vào những chứng tích còn lưu lại trên đá và nghệ thuật cấu trúc thì lăng được xây vào thời Lê. Do biến động của thời gian, lăng đá đã xuống cấp nghiêm trọng.

Lăng mộ quận công Phạm Mẫn Trực ở thôn 4, xã Lại Yên (Hoài Đức, Hà Nội) được xây dựng từ năm 1713. Sử ghi lại vào thế kỷ XVII, cụ Phạm Mẫn Trực là người có công với đất nước và nhân dân, sau khi qua đời được vua cho xây lăng đá tại quê nhà để con cháu và nhân dân thờ cúng. Căn cứ vào những chứng tích còn lưu lại trên đá và nghệ thuật cấu trúc thì lăng được xây vào thời Lê. Do biến động của thời gian, lăng đá đã xuống cấp nghiêm trọng.


Lăng mộ cụ Phạm Mẫn Trực đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, hiện do UBND huyện Hoài Đức trực tiếp quản lý. Theo quy định, lăng được chia làm hai khu bảo vệ, trong đó khu bất khả xâm phạm là trung tâm của di tích, về nguyên tắc không ai được xâm phạm, làm hư hỏng hay có hành vi làm ảnh hưởng đến giá trị của lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật của di tích. Khu này gồm có Lăng và xung quanh lăng, cách tường lăng 20m.

Lăng mộ cụ Phạm Mẫn Trực đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, hiện do UBND huyện Hoài Đức trực tiếp quản lý. Theo quy định, lăng được chia làm hai khu bảo vệ, trong đó khu bất khả xâm phạm là trung tâm của di tích, về nguyên tắc không ai được xâm phạm, làm hư hỏng hay có hành vi làm ảnh hưởng đến giá trị của lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật của di tích. Khu này gồm có Lăng và xung quanh lăng, cách tường lăng 20m.


Phần bảo vệ thứ hai bao gồm phần đất xung quanh lăng, cách tường đá từ 20m trở ra đến 50m. Theo quy định, cá nhân, đoàn thể muốn xây dựng công trình ở khu đất này phải xin phép cơ quan văn hoá địa phương hoặc Bộ Văn hóa trước khi làm 3 tháng. Nội dung này từng được UBND xã Lại Yên cam kết thực hiện.

Phần bảo vệ thứ hai bao gồm phần đất xung quanh lăng, cách tường đá từ 20m trở ra đến 50m. Theo quy định, cá nhân, đoàn thể muốn xây dựng công trình ở khu đất này phải xin phép cơ quan văn hoá địa phương hoặc Bộ Văn hóa trước khi làm 3 tháng. Nội dung này từng được UBND xã Lại Yên cam kết thực hiện.


Đầu tháng 7/2014, UBND huyện Hoài Đức lập dự án xây dựng công trình tiêu thoát nước xã Lại Viên, một phần trong dự án đi vào phần đất bảo vệ thứ hai của lăng mộ. Ông Phạm Đình Hựu, người trực tiếp trông coi lăng mộ đã viết đơn kêu cứu lên Sở VHTT Hà Nội. Sau khi tiếp nhận đơn thư Sở VH và TT chỉ đạo các phòng chức năng, UBND xã Lại Yên kiểm tra, giải quyết theo đúng thẩm quyền.

Đầu tháng 7/2014, UBND huyện Hoài Đức lập dự án xây dựng công trình tiêu thoát nước xã Lại Viên, một phần trong dự án đi vào phần đất bảo vệ thứ hai của lăng mộ. Ông Phạm Đình Hựu, người trực tiếp trông coi lăng mộ đã viết đơn kêu cứu lên Sở VHTT Hà Nội. Sau khi tiếp nhận đơn thư Sở VH và TT chỉ đạo các phòng chức năng, UBND xã Lại Yên kiểm tra, giải quyết theo đúng thẩm quyền.


UBND huyện Hoài Đức vẫn tiếp tục cho đơn vị thi công công trình tiêu thoát nước xã Lại Yên, mặc dù đã có văn bản đề nghị của sở VH và TT Hà Nội. Một phần cống ngầm đi vào phần diện tích bảo vệ 2 của khu lăng mộ. Một lần nữa ông Phạm Đình Hựu gửi đơn kêu cứu lên Bộ Văn hóa và Thể thao. Ngày 22/12/2017, Sở VHTT ra văn bản gửi UBND huyện Hoài Đức với nội dung tạm dừng thi công phần dự án đi vào phần đất bảo vệ lăng để hoàn thiện thủ tục theo quy định.

UBND huyện Hoài Đức vẫn tiếp tục cho đơn vị thi công công trình tiêu thoát nước xã Lại Yên, mặc dù đã có văn bản đề nghị của sở VH và TT Hà Nội. Một phần cống ngầm đi vào phần diện tích bảo vệ 2 của khu lăng mộ. Một lần nữa ông Phạm Đình Hựu gửi đơn kêu cứu lên Bộ Văn hóa và Thể thao. Ngày 22/12/2017, Sở VHTT ra văn bản gửi UBND huyện Hoài Đức với nội dung tạm dừng thi công phần dự án đi vào phần đất bảo vệ lăng để hoàn thiện thủ tục theo quy định.


Phía trước khu di tích đang tiến hành thi công dự án cống thoát nước ngầm xã Lại Yên. Căn cứ biên bản và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích thì dự án trên cách chỉ giới khu vực bảo vệ một là 40 m, nên nằm trong khu vực bảo vệ hai của di tích.

Phía trước khu di tích đang tiến hành thi công dự án cống thoát nước ngầm xã Lại Yên. Căn cứ biên bản và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích thì dự án trên cách chỉ giới khu vực bảo vệ một là 40 m, nên nằm trong khu vực bảo vệ hai của di tích.


Hiện di tích đã xuống cấp nghiêm trọng, nền trũng, cổng vào nứt lún, hai nhà bia đá siêu vẹo. Phần mái nứt vỡ, có nguy cơ đổ sập nên phải bó bằng khung thép.

Hiện di tích đã xuống cấp nghiêm trọng, nền trũng, cổng vào nứt lún, hai nhà bia đá siêu vẹo. Phần mái nứt vỡ, có nguy cơ đổ sập nên phải bó bằng khung thép.


Theo ông Nguyễn Ngọc Đức, Phó chủ tịch xã Lại Yên, trước khi khảo sát lên kế hoạch để thực hiện dự án thì UBND xã cũng đã biết một phần đường cống tiêu nước sẽ đi qua phần diện tích bảo vệ 2 của lăng. Hiện dự án đang dừng thi công ở vị trí đường ống đi qua phần diện tích đất bảo vệ hai của lăng để đợi phương án mới của chủ đầu tư , ông Đức cho biết.

Theo ông Nguyễn Ngọc Đức, Phó chủ tịch xã Lại Yên, trước khi khảo sát lên kế hoạch để thực hiện dự án thì UBND xã cũng đã biết một phần đường cống tiêu nước sẽ đi qua phần diện tích bảo vệ 2 của lăng. "Hiện dự án đang dừng thi công ở vị trí đường ống đi qua phần diện tích đất bảo vệ hai của lăng để đợi phương án mới của chủ đầu tư ", ông Đức cho biết.

Trọng Trinh