Kiến trúc "nội công ngoại quốc" của ngôi đình cổ nhất Việt Nam

(Dân trí) - Đình Chèm với niên đại cách đây hơn 2.000 nghìn năm được coi là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam. Ẩn chứa bên trong ngôi đình là cả một kho tàng văn hoá, kiến trúc đậm nét dân tộc.


Đình làng Chèm (xã Thụy Phương, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một trong những ngôi đình cổ nhất còn tồn tại gần như nguyên vẹn ở Việt Nam.

Đình làng Chèm (xã Thụy Phương, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một trong những ngôi đình cổ nhất còn tồn tại gần như nguyên vẹn ở Việt Nam.


Đình Chèm có niên đại cách đây hơn 2.000 năm, thờ đức Thánh làng Chèm, tức Lý Thân (còn gọi là Lý Ông Trọng hay Đức Thánh Chèm). Đình nằm ngay cạnh Sông Hồng, bên bến phà Chèm.

Đình Chèm có niên đại cách đây hơn 2.000 năm, thờ đức Thánh làng Chèm, tức Lý Thân (còn gọi là Lý Ông Trọng hay Đức Thánh Chèm). Đình nằm ngay cạnh Sông Hồng, bên bến phà Chèm.


Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc. Công trình kiến trúc tam quan ngoài bố trí đầy đủ tứ linh long, ly, qui, phượng quay ra bốn hướng.

Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc "nội công ngoại quốc". Công trình kiến trúc tam quan ngoài bố trí đầy đủ tứ linh long, ly, qui, phượng quay ra bốn hướng.


Tam quan trong xây ba gian, bốn mái và năm cửa ra vào. Phương đình tám mái và tòa đại bái, hậu cung tạo thành hình chữ công.

Tam quan trong xây ba gian, bốn mái và năm cửa ra vào. Phương đình tám mái và tòa đại bái, hậu cung tạo thành hình chữ công.


Đình đã qua nhiều lần sửa chữa vào các năm: 1631, 1773, 1792, 1885, 1902, 1913. Trong một lần trùn tu, cổng tam quan và nhà tổ đã được xây dựng mới.

Đình đã qua nhiều lần sửa chữa vào các năm: 1631, 1773, 1792, 1885, 1902, 1913. Trong một lần trùn tu, cổng tam quan và nhà tổ đã được xây dựng mới.


Kiến trúc phần mái uốn cong đúng theo lối kiến trúc đền chùa cổ của Việt Nam.

Kiến trúc phần mái uốn cong đúng theo lối kiến trúc đền chùa cổ của Việt Nam.


Theo cụ Lê Văn Hiệu, chủ từ đình làng Chèm, bên trong đình có nhiều chi tiết gỗ được chạm khắc hoa văn vô cùng tinh xảo, tạo hình rồng phượng sau đó được thếp vàng.

Theo cụ Lê Văn Hiệu, chủ từ đình làng Chèm, bên trong đình có nhiều chi tiết gỗ được chạm khắc hoa văn vô cùng tinh xảo, tạo hình rồng phượng sau đó được thếp vàng.

Kiến trúc "nội công ngoại quốc" của ngôi đình cổ nhất Việt Nam - 8

Các cột, mái được chạm trổ tinh vi với hình rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước, đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 18).

Các cột, mái được chạm trổ tinh vi với hình rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước, đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 18).


Bức hoành phi còn nguyên vẹn với dòng chữ Thánh Cung Vạn Tuế.

Bức hoành phi còn nguyên vẹn với dòng chữ Thánh Cung Vạn Tuế.


Kiến trúc bất đối xứng bên trong ngôi đình, một bên là bức Tứ linh, một bên là bức rồng cuốn nước - phượng ngậm thơ. Theo cụ Hiệu, kiến trúc bất đối xứng có thể do việc xây dựng qua tay nhiều thợ.

Kiến trúc bất đối xứng bên trong ngôi đình, một bên là bức Tứ linh, một bên là bức rồng cuốn nước - phượng ngậm thơ. Theo cụ Hiệu, kiến trúc bất đối xứng có thể do việc xây dựng qua tay nhiều thợ.


Đình Chèm có hệ thống máng dẫn nước mưa được đúc bằng đồng vào các năm 1748, 1756, thời vua Lê Hiển Tông và thời vua Minh Mệnh (nhà Nguyễn) năm 1824. Hệ thống này giữ cho khoảng nền nhà rộng lớn luôn khô thoáng quanh năm.

Đình Chèm có hệ thống máng dẫn nước mưa được đúc bằng đồng vào các năm 1748, 1756, thời vua Lê Hiển Tông và thời vua Minh Mệnh (nhà Nguyễn) năm 1824. Hệ thống này giữ cho khoảng nền nhà rộng lớn luôn khô thoáng quanh năm.


Dòng chữ được khắc lên hệ thống thoát nước bằng đồng vẫn còn rõ nét.

Dòng chữ được khắc lên hệ thống thoát nước bằng đồng vẫn còn rõ nét.


Một chi tiết hình rồng được trạm trổ rất tinh vi trên gỗ.

Một chi tiết hình rồng được trạm trổ rất tinh vi trên gỗ.


Vào năm 1903, đình được nâng lên cao thêm 2,4m chỉ bằng các phương tiện thủ công. Cả một ngôi đình nặng hàng trăm tấn bằng gỗ quý với những cột kèo phức tạp được nâng lên cao ngang với mặt đê sông Hồng.

Vào năm 1903, đình được nâng lên cao thêm 2,4m chỉ bằng các phương tiện thủ công. Cả một ngôi đình nặng hàng trăm tấn bằng gỗ quý với những cột kèo phức tạp được nâng lên cao ngang với mặt đê sông Hồng.


Năm 1990, Đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. . Đến tháng 12/2017. công trình được Thủ tướng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Năm 1990, Đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. . Đến tháng 12/2017. công trình được Thủ tướng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Toàn Vũ - Trọng Trinh