Hoa nào cho dáng mẹ gầy?

(Dân trí) - Trên bước đường lo toan, các chị dường như chẳng quan tâm đến cái gọi là ngày 8/3. Các chị chỉ biết tháng ba ngày tám vất vả ngược xuôi để bát cơm của con đầy hơn, để con được cắp sách tới trường. Với họ, chẳng hoa nào bằng gia đình bình yên, con cái sum vầy.

Chị Thanh với công việc vốn được ngầm mặc định dành cho đàn ông.

Chị Thanh với công việc vốn được ngầm mặc định dành cho đàn ông.

Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, các ngả đường thành phố Vinh (Nghệ An) ngập tràn trong đủ sắc hoa. Mỗi lẵng hoa có giá thấp nhất cũng khoảng 150 nghìn đồng, bằng thu nhập một ngày công làm việc của người lao động phổ thông. Bởi vậy, đối với rất nhiều người, ngày này cũng giống như bao nhiêu ngày khác trong năm. Nghĩa là họ vẫn lặng lẽ với công việc bếp núc, chăm sóc gia đình và trách nhiệm san sẻ hoặc gánh vác kinh tế với chồng.

Hai người phụ nữ trèo trên giàn giáo tầng 3 của một công trường xây dựng, mái tóc vấn cao, buộc gọn gàng sau lần khăn mỏng. Họ tay cầm bay, tay cầm gạch, cũng nheo nheo mắt để đặt hàng gạch cho thật thẳng. Thỉnh thoảng, họ trở cán bay, gõ gõ vào bức tường đang xây. Họ là 2 thợ xây đặc biệt của tổ thợ hơn 10 người.

Chị Đặng Thị Bình (quê xã Hưng Hòa, Tp Vinh) – nữ thợ xây lớn tuổi hơn cho biết, đã có thâm niên cầm bay gần 2 chục năm. Nghề xây vốn chỉ dành cho đàn ông bởi gần như suốt ngày phải phơi mình dưới nắng gắt nhưng chị xây giỏi chẳng kém đồng nghiệp nam nào. “Chị cầm bay khi hai đứa con còn nhỏ xíu, giờ chúng yên bề gia thất cả rồi. Chúng bảo mẹ ở nhà trông cháu cho chúng con, vừa đỡ cực, vừa có bà có cháu cho vui nhưng ở nhà không quen, chân tay cứ bồn chồn không yên”, chị Bình cho biết.

Họ cũng thành thạo và xốc vác không kém gì đồng nghiệp nam.

Họ cũng thành thạo và xốc vác không kém gì đồng nghiệp nam.

Đồng nghiệp của chị Bình là chị Thanh, ít tuổi hơn, đương nhiên tuổi nghề cũng ít hơn. Chị Thanh đứng chung với chồng trên một giàn giáo, tốc độ xây cũng chẳng kém chồng bao nhiêu. Thỉnh thoảng, chị kêu cậu thợ phụ thêm gạch, vữa, tiếng kêu đanh, gọn cứ như thể tác phong đã “ngấm vào máu”.

"8/3, anh tặng quà gì cho vợ?". Đáp lại câu hỏi ấy, chị Thanh nhìn chồng tủm tỉm cười đỡ lời: “Hai vợ chồng cùng đi làm như nhau, vất vả như nhau nên biết thông cảm, chia sẻ với nhau việc nhà hơn. Đều là dân lao động như nhau cả, mua bó hoa tặng vợ cũng mất toi ngày công mà mình lại đâm ra tiếc tiền hộ lão. Thôi, cứ yêu thương nhau là được, chẳng phải bày vẽ làm gì”.

Trong tiết trời se lạnh, mưa lất phất, bà Nguyễn Thị Tâm (trú tại xã Nghi Kim, Tp Vinh) vẫn mải miết đạp xe vào trung tâm thành phố. Hai sọt bắp cải gần đầy khiến vầng trán bà tấm tấm mồ hôi, những lọn tóc bết vào thái dương. "Từ Nghi Kim vào trung tâm thành phố cũng 7-8 cây số nhưng chịu khó một chút thì bắp cải cũng bán được giá hơn chút xíu" - bà Tâm giải thích.

Đôi bàn tay san sẻ gánh nặng kinh tế với chồng.
Đôi bàn tay san sẻ gánh nặng kinh tế với chồng.

“Mấy chục năm rồi, ngày mô cũng 4 lượt cả đi lẫn về. Ngày suôn sẻ thì về sớm, ngày ế thì tối mịt mới về nhà. Rau thừa, héo, buổi sau không bán được nữa thì chỉ có nước làm đồ ăn cho lợn. Nhà trồng rau, bán sỉ tại ruộng cũng được nhưng như thế thì được mấy đồng lãi. Thôi cứ chịu khó “guồng” mấy vòng xe đạp kiếm thêm ít đồng”, bà Tâm cười. Thời đại người người đi xe máy, chí ít thì cũng xe đạp điện nhưng bà Tâm vẫn trung thành với chiếc xe đạp cũ kỹ của mình, dẫu là ngày nghỉ hay ngày lễ.

Nơi góc phố nườm nượp người qua kẻ lại, bà Hương (66 tuổi) vẫn lặng lẽ với công việc của mình. Bà ngồi lọt thỏm giữa ngồn ngộn những máy móc hỏng hóc đang chờ sửa, tay thoăn thoắt quấn lại dây đồng cho động cơ máy bơm nước. Những lõi dây đồng sau khi quấn được bà Hương lắp vào thân động cơ, tỉ mỉ và cẩn trọng. “Cái mô tơ này nhỏ nên làm khỏe, còn mấy cái trong kia nặng quá, mình tôi bê không nổi, đợi thằng con về mới làm được”, bà Hương nói.

Bà Hương từng là công nhân Xí nghiệp điện máy, về hưu non khi mới ngoài 40 tuổi. Nghỉ được vài năm, nhớ nghề quá nên khi con trai mở cửa hàng sửa chữa điện dân dụng, với vốn nghề đã có, bà tình nguyện ra giúp con một tay. “Làm cho vui thôi cháu ạ. Lương hưu bà giờ gần 3 triệu, rồi lương hưu của ông nữa, cũng không đến nỗi vất vả lắm. Bà làm giúp cho con kiếm tiền lo cho các cháu thôi. Nhưng mà già rồi, xương khớp nó không còn nghe theo ý mình nữa, ngồi cả ngày cũng tê dại cả lưng”, bà chia sẻ.

Bà Hương với công việc của một người thợ cơ khí.

Bà Hương với công việc của một người thợ cơ khí.

Dọc con phố, tiếng rao “Ai bánh ngào ơ” kéo dài theo bước chân thấp cao của bà Nguyễn Thị Lan (phường Đội Cung, Tp Vinh, Nghệ An). Ngày trước, khi còn khỏe, bà Lan nhảy tàu ra Bắc buôn gạo, vải về Vinh bán. Vài lần bị soát vé bắt, tịch thu hàng, vậy là cụt vốn. Hết vốn, bà Lan về buôn gánh bán bưng, lần hồi nuôi các con khôn lớn. Cứ mùa hè là gánh đậu hũ trên vai, mùa đông thì gánh bánh ngào thơm phức nóng hổi.

Mỗi ngày làm việc của bà Lan thường bắt đầu vào 3-4h sáng. 8-9h sáng bắt đầu quảy gánh lên vai, rong ruổi khắp các ngả đường, bước mòn bao nhiêu đôi dép cũng không nhớ nữa. “Nghề nào cũng là nghề, miễn là lương thiện. Cái nghề này chẳng mong làm giàu nhưng chăm chỉ, cần mẫn trời cũng chẳng phụ, đủ chu cấp cho thằng út học ngoài Hà Nội” - nhắc đến cậu con trai sinh viên đang học ở thủ đô, bà Lan không giấu niềm tự hào.

Ngày lễ, hoa ngập đường ngập lối, đủ loại, đủ màu sắc. Giữa cái ồn ào náo nhiệt và đầy sắc màu tươi vui ấy, nhiều người mẹ vẫn lặng lẽ với trách nhiệm về gia đình, con cái. Thảng hoặc, đôi mắt các bà, các chị cũng thoáng tủi đi khi vô tình bước qua những cửa hàng bán hoa nhưng chỉ trong chốc lát thôi, đôi mắt lại trở về với thực tại, đầy nhẫn nại và lo toan.

Giữa rừng hoa này, có bông hoa nào dành cho các nữ cửu vạn?

Giữa rừng hoa này, có bông hoa nào dành cho các nữ cửu vạn?

Giữa những rừng hoa ấy, có lẽ, chẳng có bông hoa nào dành cho họ. Nhưng những nhọc nhằn, vất vả ấy sẽ được đền đáp bằng tương lai của những đứa con, bằng bữa cơm dù vẫn nhiều rau dưa hơn cá thịt nhưng đầy ắp niềm vui, hi vọng.

Một số hình ảnh về những người phụ nữ không có hoa trong ngày 8/3 tại Tp Vinh.

Nghề nào đàn ông làm được thì phụ nữ cũng có thể làm và làm rất tốt.

Nghề nào đàn ông làm được thì phụ nữ cũng có thể làm và làm rất tốt.
Với đôi quanh gánh trên vai, bà Lan rong ruổi khắp ngả đường bòn từng đồng bạc nuôi con ăn học.

Với đôi quanh gánh trên vai, bà Lan rong ruổi khắp ngả đường bòn từng đồng bạc nuôi con ăn học.
Những vòng quay nhẫn nại và đầy gánh nặng lo toan.
Những vòng quay nhẫn nại và đầy gánh nặng lo toan.

Những vòng quay nhẫn nại và đầy gánh nặng lo toan.
Người phụ nữ đánh giày và nỗi buồn ế khách trong ngày cả thế giới tôn vinh phái nữ.

Người phụ nữ đánh giày và nỗi buồn ế khách trong ngày cả thế giới tôn vinh phái nữ.
Mẹ già co ro trong giá lạnh sáng sớm khi những bó rau chưa có người mua.

Mẹ già co ro trong giá lạnh sáng sớm khi những bó rau chưa có người mua.
Mẹ già co ro trong giá lạnh sáng sớm khi những bó rau chưa có người mua.

Hai người thợ cửu vạn dường như chẳng quan tâm đến những bó hoa người ta dùng để tặng phụ nữ trong ngày lễ đặc biệt này.
Hoặc có một chút gì đó như buồn tủi khi đi qua những cửa hàng hoa.

Hoặc có một chút gì đó như buồn tủi khi đi qua những cửa hàng hoa.

Huế: Mùng 8/3 không có hoa hồng

Giữa chốn cố đô Huế ngày càng náo nhiệt, nhiều phụ nữ vẫn luôn lam lũ kiếm sống trên từng con phố nhỏ, dưới cái nắng chang chang của những ngày cuối xuân. Trên các nẻo đường ngày 8/3 này, chúng ta dễ bắt gặp nhiều hình ảnh phụ nữ nghèo đầu tắt mặt tối, tảo tần vất vả kiếm tiền.

Họ là những người mẹ, người vợ, người chị ngày ngày rong ruổi đi bán hàng rong, mua ve chai, nhặt rác... Chiếc xe đạp cũ kỹ, gánh hàng sau yên xe là bạn đồng hành của họ. Ngày nào cũng như nhau, không thay đổi, tấm thân gầy guộc vẫn cứ phải vật lộn mưu sinh mong dành dụm, tích góp được chút tiền để cho con em của mình được ăn học đến nơi đến chốn, không phải cực khổ như mẹ, như chị.

Có rất nhiều phụ nữ đáng kính, đáng trân trọng này không những ở Huế mà trên cả nước chưa hề nhận được bó hoa nào nhân Quốc tế Phụ nữ 8/3 hàng năm - ngày mà họ xứng đáng được tôn vinh như bao phụ nữ khác. Đối với họ, mùng 8/3 cũng chẳng khác gì ngày thường khi vẫn phải đi làm hết sức từ sáng đến tối để kiếm tiền.

Dì Nguyễn Thị Mai, gánh hàng trái cây bán rong ở chợ An Cựu, TP Huế cho biết: “Thấy người ta rạo rực, vui mừng đón ngày 8/3, những người dân nghèo như tôi đây thì mơ ước chi có được ngày đó, chỉ mong bán đắt hàng là vui lắm rồi”.

Hoa nào cho dáng mẹ gầy?

Giữa cái nắng chiều gay gắt mùng 8/3, chị Thủy cố gắng lượm những chai nhựa và giấy két trong các thùng rác để về bán ve chai ( ảnh chụp tại đường Lê Hồng Phong, phường Phú Nhuận, TP Huế)
Hoa nào cho dáng mẹ gầy?

Những vòng xe cứ quay đều, không có món quà, bông hoa hay bữa tiệc nào dành cho các chị
Hoa nào cho dáng mẹ gầy?

Người phụ nữ mua ve chai dừng chân bên lề đường để nghỉ ngơi. Với chị, một chuyến xe đầy là niềm hạnh phúc, không phải chuyện xa vời như có hoa hồng trong ngày 8/3
Kéo hàng thuê mong kiếm chút tiền cho con cái ăn học

Kéo hàng thuê mong kiếm chút tiền cho con cái ăn học
Những gánh hàng nặng trĩu trên đôi vai gầy guộc các
chị

Những gánh hàng nặng trĩu trên đôi vai gầy guộc các chị
Những gánh hàng nặng trĩu trên đôi vai gầy guộc các
chị

Tuy đã già nhưng bà vẫn phải lam lũ đi bán hàng. Ngày Quốc tế Phụ nữ là một điều gì đó vượt quá tầm nghĩ, xa xỉ trong tâm thức bà

Tin: Khoa Trang – Đại Dương

Ảnh: Khoa Trang


Hoàng Lam