Hình ảnh người dân "đánh cược mạng sống" khi mưa lũ cuốn trôi cầu tạm

(Dân trí) - Sau những ngày mưa lớn kéo dài, cầu tạm bắc qua suối trên đường vào thôn Sủng Hoảng 2 (Bát Xát, Lào Cai) bị nước lũ cuốn trôi. Nước lũ dâng cao, thôn bị cách ly với thế giới bên ngoài, để ra vào được thôn, cách duy nhất là người dân phải đánh cược mạng sống, liều mình lội suối.

Để vào thôn Sủng Hoảng 2 phải đi qua con suối Phìn Ngan. Hiện chưa có cầu bắc qua suối, cầu tạm là những ống cống được đặt nối tiếp nhau, giúp người dân qua suối trong những ngày nước cạn. Vào ngày nước lớn, cầu tạm có cũng như không.

Những ngày qua, cầu tạm bị cuốn trôi, người dân muốn ra vào thôn phải bơi qua dòng nước chảy xiết, rất nguy hiểm.


Cầu tạm là những ống cống đã bị mưa lũ cuốn trôi.

Cầu tạm là những ống cống đã bị mưa lũ cuốn trôi.

Hiện 35 hộ dân với gần 180 nhân khẩu của thôn Sủng Hoảng 2 gần như tách biệt với phần còn lại của trung tâm xã Phìn Ngan (Bát Xát).

Theo Trưởng thôn Chảo Láo Khờ, thôn Sủng Hoảng 2 (mới) là thôn được cắm tái định cư sau trận lũ quét lịch sử năm 2016. Đây là nơi ở mới của bà con nhưng ruộng vườn, đất canh tác vẫn ở nơi cũ.

Từ ngày ra nơi ở mới, bà con gặp nhiều khó khăn như phải vay tiền ngân hàng làm nhà, mỗi hộ vay trung bình 50 triệu đồng với lãi suất 400 nghìn/tháng. Ở nơi mới bà con không thể nuôi lợn, gà vì diện tích đất không có, đến rau cũng phải đi mua. Ở đây lại không có củi, phải đun nấu bằng bếp gas rất tốn kém.

Nước sạch không có, mỗi ngày đi làm lại phải đổ 1 lít xăng để chạy xe về nơi cũ sản xuất. Cuộc sống vốn đã vô vàn khó khăn, nay việc đi lại lại gần như "tê liệt", bà con mong mỏi sớm có cầu kiên cố bắc qua suối.

Hình ảnh bà con đánh cược mạng sống lội suối đi làm, đi học, được PV Dân trí ghi lại ngày 30/6:

Hình ảnh người dân "đánh cược mạng sống" khi mưa lũ cuốn trôi cầu tạm - 2


Trẻ em mỗi khi thả trâu lại phải lội qua suối. Vì khu tái định cư không có cỏ cho trâu ăn nên người dân bắt buộc phải cho trâu lội sang bờ bên kia ăn cỏ.

Trẻ em mỗi khi thả trâu lại phải lội qua suối. Vì khu tái định cư không có cỏ cho trâu ăn nên người dân bắt buộc phải cho trâu lội sang bờ bên kia ăn cỏ.


Suối Phìn Ngan thường nước chảy rất xiết, phải rất có kinh nghiệm và hiểu từng đoạn suối người dân mới có thể lội qua an toàn.

Suối Phìn Ngan thường nước chảy rất xiết, phải rất có "kinh nghiệm" và hiểu từng đoạn suối người dân mới có thể lội qua an toàn.


Anh Tẩn Cáu Sinh cõng vợ con sang trung tâm xã để đi khám bệnh cho con.

Anh Tẩn Cáu Sinh cõng vợ con sang trung tâm xã để đi khám bệnh cho con.


Người dân cho biết, ngày nào họ cũng lội qua suối từ 2-4 lần. Mực nước trung bình sâu khoảng 70cm, có nơi sâu 1 mét, nước chảy rất xiết và có nhiều đá trơn dưới lòng suối.

Người dân cho biết, ngày nào họ cũng lội qua suối từ 2-4 lần. Mực nước trung bình sâu khoảng 70cm, có nơi sâu 1 mét, nước chảy rất xiết và có nhiều đá trơn dưới lòng suối.


Đàn ông qua suối đã khó khăn...

Đàn ông qua suối đã khó khăn...


... với phụ nữ là cả một thử thách hiểm nguy.

... với phụ nữ là cả một thử thách hiểm nguy.


Thôn tái định được làm trên một quả đồi cao để tránh lũ nhưng lại bất tiện cho dân khi đất canh tác bị hạn chế. Ở đây không có nước sạch, nước sinh hoạt được mua với giá 100 nghìn đồng một téc.

Thôn tái định được làm trên một quả đồi cao để tránh lũ nhưng lại bất tiện cho dân khi đất canh tác bị hạn chế. Ở đây không có nước sạch, nước sinh hoạt được mua với giá 100 nghìn đồng một téc.


Cây cầu nối thôn Sủng Hoảng (mới) với trung tâm xã Phìn Ngan (Bát Xát) đang được xây dựng để phục vụ người dân đi lại.

Cây cầu nối thôn Sủng Hoảng (mới) với trung tâm xã Phìn Ngan (Bát Xát) đang được xây dựng để phục vụ người dân đi lại.

Phạm Ngọc Triển