Hình ảnh John McCain ở Hà Nội những năm tháng chiến tranh

(Dân trí) - Tháng 10/1967, máy bay ném bom do phi công John McCain lái bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội và ông rơi xuống hồ Trúc Bạch, được người dân Việt Nam cứu sống trước khi đưa vào nhà tù Hỏa Lò.


Tháng 10/1967, quân đội Việt Nam đã bắn hạ máy bay ném bom A-4E Skyhawk do phi công John McCain điều khiển. Được cứu sống tại hồ Trúc Bạch, như nhiều phi công Mỹ bị bắt khác, John McCain được đưa vào nhà tù Hỏa Lò nổi tiếng ở Hà Nội. Đây chính là một trong những mảnh ghép quan trọng trong cuộc đời của ông sau này.

Tháng 10/1967, quân đội Việt Nam đã bắn hạ máy bay ném bom A-4E Skyhawk do phi công John McCain điều khiển. Được cứu sống tại hồ Trúc Bạch, như nhiều phi công Mỹ bị bắt khác, John McCain được đưa vào nhà tù Hỏa Lò nổi tiếng ở Hà Nội. Đây chính là một trong những mảnh ghép quan trọng trong cuộc đời của ông sau này.


Sau khi được cứu sống, Thiếu tá Hải quân John McCain gãy hai tay và một chân, được các bác sỹ quân y Việt Nam chữa trị. Vào thời điểm đó, có lẽ không ai nghĩ rằng ông sẽ là một trong những người có đóng góp vô cùng quan trọng trong việc vận động chính phủ Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Sau khi được cứu sống, Thiếu tá Hải quân John McCain gãy hai tay và một chân, được các bác sỹ quân y Việt Nam chữa trị. Vào thời điểm đó, có lẽ không ai nghĩ rằng ông sẽ là một trong những người có đóng góp vô cùng quan trọng trong việc vận động chính phủ Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.


Hiện tại, tại nhà tù Hoả Lò còn lưu giữ những hình ảnh hiện vật đặc biệt của John McCain.

Hiện tại, tại nhà tù Hoả Lò còn lưu giữ những hình ảnh hiện vật đặc biệt của John McCain.


John McCain trải qua gần 6 năm là tù nhân chiến tranh tại Việt Nam.

John McCain trải qua gần 6 năm là tù nhân chiến tranh tại Việt Nam.


Trong ảnh là bộ quần áo của những phi công Mỹ sử dụng đã được tịch thu bởi quân dân Hà Nội. Đây bộ đồ mà những người lính phi công như ông John McCain sử dụng trong suốt quá trình trước khi rơi xuống hồ Trúc Bạch năm 1967.

Trong ảnh là bộ quần áo của những phi công Mỹ sử dụng đã được tịch thu bởi quân dân Hà Nội. Đây bộ đồ mà những người lính phi công như ông John McCain sử dụng trong suốt quá trình trước khi rơi xuống hồ Trúc Bạch năm 1967.


Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, năm 1973, ông Joh McCain (giữa) và nhiều tù nhân chiến tranh Mỹ khác được trao trả. Trong ảnh, John McCain trên đường tới sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để quay về Mỹ.

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, năm 1973, ông Joh McCain (giữa) và nhiều tù nhân chiến tranh Mỹ khác được trao trả. Trong ảnh, John McCain trên đường tới sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để quay về Mỹ.


Sau chiến tranh, bên hồ Trúc Bạch ven đường Thanh Niên (Hà Nội), bức phù điêu khắc họa hình ảnh John McCain bị bắn rơi vào ngày 26/10/1967. Sau khi thông tin Thượng nghị sĩ John McCain qua đời ngày 25/8 (6h28 sáng 26/8 giờ Việt Nam) sau hơn một năm chống chọi với căn bệnh ung thư não, những người dân Hà Nội đã tới viếng ông tại nơi đặt bức phù điêu đặc biệt này.

Sau chiến tranh, bên hồ Trúc Bạch ven đường Thanh Niên (Hà Nội), bức phù điêu khắc họa hình ảnh John McCain bị bắn rơi vào ngày 26/10/1967. Sau khi thông tin Thượng nghị sĩ John McCain qua đời ngày 25/8 (6h28 sáng 26/8 giờ Việt Nam) sau hơn một năm chống chọi với căn bệnh ung thư não, những người dân Hà Nội đã tới viếng ông tại nơi đặt bức phù điêu đặc biệt này.


Trước đó, lần nào trở lại Việt Nam, cố Thượng nghị sỹ John McCain cũng cố gắng dành thời gian để thăm lại những người từng cứu mình năm xưa và không thể quên thăm lại nhà tù Hoả Lò ở Hà Nội.

Trước đó, lần nào trở lại Việt Nam, cố Thượng nghị sỹ John McCain cũng cố gắng dành thời gian để thăm lại những người từng cứu mình năm xưa và không thể quên thăm lại nhà tù Hoả Lò ở Hà Nội.


Trong một lần thăm lại nhà tù Hỏa Lò, cố Thượng nghị sỹ John McCain từng nói: “Tôi rất cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã đối xử tốt với tôi, một người đã từng tham chiến ở Việt Nam”.

Trong một lần thăm lại nhà tù Hỏa Lò, cố Thượng nghị sỹ John McCain từng nói: “Tôi rất cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã đối xử tốt với tôi, một người đã từng tham chiến ở Việt Nam”.

Xuân Ngọc

(Ảnh tư liệu tại Nhà tù Hỏa Lò)