Gia đình làm mặt nạ giấy bồi cuối cùng ở phố cổ Hà Nội

(Dân trí) - Gần 40 năm nay, anh Nguyễn Văn Hòa cùng gia đình duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi tại nhà ở phố Hàng Than. Trải qua bao thay đổi của thời cuộc, đến nay, gia đình anh là nơi duy nhất còn làm món đồ chơi truyền thống này ở phố cổ Hà Nội.

Gia đình làm mặt nạ giấy bồi cuối cùng ở phố cổ Hà Nội


Mặt nạ giấy bồi là món đồ chơi từng rất được yêu thích, nhất là trong dịp Trung thu. Đến nay, món đồ chơi truyền thống này đã dần mai một do các loại đồ chơi hiện đại lấn át, chỉ còn một số người tìm mua. Ở khu phố cổ Hà Nội, vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa là hộ gia đình duy nhất vẫn còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi.

Mặt nạ giấy bồi là món đồ chơi từng rất được yêu thích, nhất là trong dịp Trung thu. Đến nay, món đồ chơi truyền thống này đã dần mai một do các loại đồ chơi hiện đại lấn át, chỉ còn một số người tìm mua. Ở khu phố cổ Hà Nội, vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa là hộ gia đình duy nhất vẫn còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi.


Để làm một chiếc mặt nạ giấy bồi, trước tiên phải xé giấy thật nhỏ, sau đó lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn. Lớp trước được dán chồng lên lớp sau, kết dính bằng một loại hồ đun chín từ bột sắn. Khoảng 5, 6 lớp giấy vụn sẽ làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi…

Để làm một chiếc mặt nạ giấy bồi, trước tiên phải xé giấy thật nhỏ, sau đó lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn. Lớp trước được dán chồng lên lớp sau, kết dính bằng một loại hồ đun chín từ bột sắn. Khoảng 5, 6 lớp giấy vụn sẽ làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi…


Những hình khuôn mặt nạ truyền thống như Chí Phèo, Thị Nở, chú Tễu, trâu, lợn… Mấy năm đây, anh Hòa làm thêm các nhân vật truyện tranh nước ngoài như Batman, người nhện… để phục vụ thị hiếu.

Những hình khuôn mặt nạ truyền thống như Chí Phèo, Thị Nở, chú Tễu, trâu, lợn… Mấy năm đây, anh Hòa làm thêm các nhân vật truyện tranh nước ngoài như Batman, người nhện… để phục vụ thị hiếu.


Ra khỏi khuôn, chiếc mặt nạ được phơi khô tự nhiên để giữ được dáng, không bị cong vênh. Bước tiếp theo là tô màu, cũng là khó nhất bởi nó sẽ quyết định phần hồn của mặt nạ.

Ra khỏi khuôn, chiếc mặt nạ được phơi khô tự nhiên để giữ được dáng, không bị cong vênh. Bước tiếp theo là tô màu, cũng là khó nhất bởi nó sẽ quyết định phần hồn của mặt nạ.


Mỗi lần tô màu chỉ được tô một màu, mặt nạ nhiều màu phải tô thành nhiều lần để đảm bảo màu sắc luôn được bền.

Mỗi lần tô màu chỉ được tô một màu, mặt nạ nhiều màu phải tô thành nhiều lần để đảm bảo màu sắc luôn được bền.


Mỗi một lần tô xong một màu, mặt nạ được phơi khô dưới nắng tự nhiên rồi mới tiếp tục tô màu tiếp theo.

Mỗi một lần tô xong một màu, mặt nạ được phơi khô dưới nắng tự nhiên rồi mới tiếp tục tô màu tiếp theo.


Mỗi mùa Trung thu, vợ chồng anh Hòa sản xuất được hơn 2.000 chiếc mặt nạ các loại. Giá mặt nạ dao động từ 30 – 45 nghìn đồng/chiếc, tùy vào từng loại và kích cỡ, màu sắc.

Mỗi mùa Trung thu, vợ chồng anh Hòa sản xuất được hơn 2.000 chiếc mặt nạ các loại. Giá mặt nạ dao động từ 30 – 45 nghìn đồng/chiếc, tùy vào từng loại và kích cỡ, màu sắc.


Học nghề từ bố vợ, đến nay, ông Hòa đã có 36 năm gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi.

Học nghề từ bố vợ, đến nay, ông Hòa đã có 36 năm gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi.

Chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống hình thị nở là một nhân vật trong truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao được hoàn thiện.
Chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống hình thị nở là một nhân vật trong truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao được hoàn thiện.

Anh Nam (một người mua hàng) cho biết: Dù trên thị trường có nhiều loại mặt nạ giấy bồi nhưng qua tìm hiểu tôi biết đến gia đình ông Hòa có làm mặt nạ mà chất lượng tốt nhất. Cứ mỗi dip gần Trung thu có nhu cầu tôi lại đến đây mua.

Anh Nam (một người mua hàng) cho biết: "Dù trên thị trường có nhiều loại mặt nạ giấy bồi nhưng qua tìm hiểu tôi biết đến gia đình ông Hòa có làm mặt nạ mà chất lượng tốt nhất. Cứ mỗi dip gần Trung thu có nhu cầu tôi lại đến đây mua".

Toàn Vũ