Phú Yên:

Đào đất phát hiện hũ sành cổ niên đại hơn 300 năm

(Dân trí) - Trong lúc đào đất, một nông dân ở tỉnh Phú Yên vô tình phát hiện một hũ sành có niên đại trên 300 năm, tức khoảng cuối thế kỷ XVI.

Người phát hiện hũ sành cổ là ông Trương Phước Dũng (50 tuổi) ở xã Suối Bạc (huyện Sơn Hoà, Phú Yên). Ông Dũng cho biết, trong lúc đào xúc đất ở xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hoà) thì phát hiện một hũ sành, cao khoảng 35cm, hình thù như ché rượu, nhưng nhỏ chỉ bằng hũ đựng mắm. Ngoài ra, ông Dũng còn phát hiện thêm một đĩa bằng đồng thau, nhìn giống như chiếc cồng người đồng bào dân tộc thiểu số như nhỏ. Quan sát kĩ, cả 2 cổ vật đều không có hoa văn.

Ông Dũng bên hũ sành cổ (còn gọi là ghè) có niên đại trên 300 tuổi
Ông Dũng bên hũ sành cổ (còn gọi là ghè) có niên đại trên 300 tuổi
Chiếc đĩa bằng đồng thau đang được Phòng Di sản Sở VH-TT&DL Phú Yên tra cứu xác định niên đại
Chiếc đĩa bằng đồng thau đang được Phòng Di sản Sở VH-TT&DL Phú Yên tra cứu xác định niên đại

Theo một chuyên gia gốm cổ, hũ sành này giống với hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên thì hũ sành (còn gọi là ghè) thuộc dòng gốm cổ Quảng Đức (xã An Thạch, huyện Tuy An), có lịch sử trên 300 năm, ra đời khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. 

Còn đĩa bằng đồng thau đang được Phòng Di sản của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Yên tra cứu, xác định niên đại của chiếc đĩa này.

                                                                                                N.Sơn - D.Công