Thanh Hóa:

Dân "ôm" tài sản, lợn gà chạy lên đê tránh lũ

(Dân trí) - Nước lũ tràn về trong đêm khiến nhiều ngôi làng bị nhấn chìm. Nhiều gia đình tại huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đã phải khăn gói đồ đạc, mang theo cả gia súc, gia cầm lên đê tránh lũ.

Người dân mang theo tài sản, gia súc, gia cầm chạy lũ

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, ngày 23/7, dọc theo khu vực ngoại đê sông Bưởi, đoạn qua xã Thạch Định, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), hàng trăm nhà dân vẫn chìm sâu trong nước lũ.

Khi nước lũ tràn về, người dân chỉ kịp mang theo ít tài sản và dẫn theo gia súc, gia cầm lên thân đê để tránh lụt, mọi sinh hoạt của người dân diễn ra ngay trên đê. Đến thời điểm này, trời đã khô ráo nhưng nước lũ rút chậm khiến người dân chưa thể trở về nhà.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 và áp thấp nhiệt đới ven Vịnh Bắc bộ, kết hợp với mưa lớn từ thượng nguồn đã làm nước sông Bưởi lên nhanh trở lại, đến 17h ngày 22/7, mực nước sông Bưởi tại Kim Tân là 12m, xấp xỉ mức báo động III.

Nước lên nhanh khiến hơn 10 km đường giao thông từ xã Thành Trực đi các xã Thành Vinh, Thành Mỹ, Thạch Quảng bị ngập từ 0,5 đến 1m; gần 2 nghìn ha mía, lúa mùa, hoa màu vùng ngoại đê bị ngập, hơn 800 hộ dân thuộc các xã Thành Mỹ, Thành Vinh, Thành Trực, Thành Tiến, Thạch Định và thôn 3, thôn 4 xã Thành Kim phải di dời khẩn cấp.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Thạch Thành đã tăng cường lực lượng bám sát cơ sở, vận động, tuyên truyền nhân dân di dời người già, trẻ em và tài sản đến nơi ở an toàn.

Đồng thời, huy động lực lượng tuần tra canh gác các tuyến đê và hồ đập xung yếu 24/24h theo phương châm 4 tại chỗ, chỉ đạo Chi nhánh thủy nông Sông Chu và Điện lực Thạch Thành phát huy tối đa công suất hoạt động của 6 trạm bơm tiêu úng nước đồng cho các xã có đê ven sông Bưởi...

Theo báo cáo nhanh của Sở Giao thông - Vận tải, mưa lũ gây sạt lở nghiêm trọng, tắc đường, hư hỏng nền, mặt đường trên nhiều tuyến quốc lộ, như: Quốc lộ 16, 217, 47, 15C... Đến chiều ngày 22/7 vẫn còn 14 vị trí sạt lở gây tắc đường...

Sau đây là môt số hình ảnh về cuộc sống của người dân vùng lũ huyện Thạch Thành:

37728306_1780517082062165_9052299787193286656_n

Đến sáng ngày 23/7, nước sông xuống chậm khiến hàng trăm nhà dân ở vùng rốn lũ huyện Thạch Thành vẫn ngập chìm trong nước. Theo báo cáo đến cuối ngày 22/7 toàn huyện Thạch Thành có hơn 700 ngôi nhà bị ngập nước, 827 hộ dân phải di dời; gần 1.500 ha mía bị ngập, đỗ, gãy và hơn 1.000 ha lúa bị ngập sâu trong nước, đường giao thông tỉnh lộ 523 và quốc lộ 217B ngập úng, chia cắt nhiều địa phương trong huyện.
Đã nhiều ngày nay, kể từ khi nước sông dâng cao, ngập lụt khắp nơi khiến việc di chuyển của người dân vùng lũ gặp nhiều khó khăn.
Đã nhiều ngày nay, kể từ khi nước sông dâng cao, ngập lụt khắp nơi khiến việc di chuyển của người dân vùng lũ gặp nhiều khó khăn.
Cuộc sống, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn do nhà bị ngập lụt. Cơ quan khí tượng thủy văn cho biết, lũ trên sông Bưởi đã đạt đỉnh. Trong ngày hôm nay (23/7), mực nước ở sông Bưởi xuống dưới báo động 3.
Cuộc sống, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn do nhà bị ngập lụt. Cơ quan khí tượng thủy văn cho biết, lũ trên sông Bưởi đã đạt đỉnh. Trong ngày hôm nay (23/7), mực nước ở sông Bưởi xuống dưới báo động 3.
Mặc dù nước lũ còn ngập sâu, nhưng nhiều đứa trẻ vẫn vô tư tắm nước, đùa nghịch ngay trong sân nhà. Đến thời điểm hiện tại, nước sông Bưởi đang xuống với mức độ chậm khiến hàng trăm ngôi nhà của các hộ dân sống dọc 2 bên bờ sông Bưởi vẫn ngập sâu trong nước.
Mặc dù nước lũ còn ngập sâu, nhưng nhiều đứa trẻ vẫn vô tư tắm nước, đùa nghịch ngay trong sân nhà. Đến thời điểm hiện tại, nước sông Bưởi đang xuống với mức độ chậm khiến hàng trăm ngôi nhà của các hộ dân sống dọc 2 bên bờ sông Bưởi vẫn ngập sâu trong nước.
Khi nước lũ tràn về, nhiều gia đình phải di chuyển đồ đạc lên đê, còn sinh hoạt của gia đình chuyển lên gác 2.
Khi nước lũ tràn về, nhiều gia đình phải di chuyển đồ đạc lên đê, còn sinh hoạt của gia đình chuyển lên gác 2.

Treo tài sản lên cao.

Treo tài sản lên cao.

Theo ghi nhận hàng trăm người dân vùng lũ Thạch Thành đã phải di chuyển đồ đạc, tài sản lên đê để tránh lũ.
Theo ghi nhận hàng trăm người dân vùng lũ Thạch Thành đã phải di chuyển đồ đạc, tài sản lên đê để tránh lũ.

Di dời những tài sản, vật dụng thiết yếu hoặc có giá trị để giảm bớt thiệt hại.

Di dời những tài sản, vật dụng thiết yếu hoặc có giá trị để giảm bớt thiệt hại.


Mặc dù nước lũ đã rút, nhưng người dân vẫn chưa thể trở về nhà.

Mặc dù nước lũ đã rút, nhưng người dân vẫn chưa thể trở về nhà.

Cuộc sống chạy lũ của người dân khó khăn, thiếu thốn và chật chội trong những lều bạt được dựng tạm trên đê.
Cuộc sống chạy lũ của người dân khó khăn, thiếu thốn và chật chội trong những lều bạt được dựng tạm trên đê.
Bữa cơm chạy lũ ngay trên đê.
Bữa cơm chạy lũ ngay trên đê.
Đã nhiều mùa lũ qua đi, mỗi khi nước sông Bưởi dâng lên, người dân lại nháo nhào chạy lũ.
Đã nhiều mùa lũ qua đi, mỗi khi nước sông Bưởi dâng lên, người dân lại nháo nhào chạy lũ.
Dân "ôm" tài sản, lợn gà chạy lên đê tránh lũ - 13

Nhiều gia đình may mắn kịp di chuyển vốn liếng của gia đình lên đê trước khi nước lũ nhấn chìm nhà cửa, ruộng vườn.

Nhiều gia đình may mắn kịp di chuyển vốn liếng của gia đình lên đê trước khi nước lũ nhấn chìm nhà cửa, ruộng vườn.

Duy Tuyên