Cuộc sống trong các khu tập kết sau vụ vỡ đập thủy điện

(Dân trí) - Theo chính quyền huyện Sanamxay (Attapeu, Lào), hiện vẫn còn hơn 130 người mất tích và lực lượng chức năng vẫn đang nỗi lực tiếp cận với các bản làng bị cô lập để tìm kiếm những người gặp nạn. Người dân mắc kẹt đã được đưa đến khu tập kết ở công sở, trường học để lánh tạm được chăm sóc y tế.

Theo ghi nhận PV báo Dân trí tại tỉnh Attapeu, Lào, sáng ngày 27/7, Quân đội Lào vẫn đang cố gắng huy động tất cả lực lượng và phương tiện để tiếp cận với 4 bản bị cô lập còn lại nhằm tìm kiếm những người còn sống sót. Bằng phương tiện ca nô, thuyền máy, lực lượng chức năng đã đến từng bản, từng nhà, lật từng tấm ván, bụi cỏ… với hy vọng sẽ cứu được thêm nhiều người còn sống trong đống đổ nát.

Trên không, trực thăng bay lượn nhiều vòng nhằm hỗ trợ lương thực và rà soát, tìm kiếm người mắc kẹt trên các nóc nhà…

Hiện nay, 4 bản chịu thiệt hại nặng nề nhất của huyện Sanamxay vẫn chưa thể tiếp cận bằng đường bộ.

Người dân được cấp phát thuốc men
Người dân được cấp phát thuốc men

Những người may mắn sống sót đã được chính quyền đưa đến các khu tập kết. Cuộc sống ở khu tập kết cũng đang rất khó khăn và thiếu thốn. Hầu như dân bản chỉ còn lại bộ quần áo trên người vì lũ đến bất ngờ không kịp trở tay. Khu tập kết thiếu đủ bề, thức ăn chủ yếu của người dân là mì tôm và lúa nếp do các đoàn cứu trợ đưa vào. Tối đến, người chen chúc nhau nằm trên những tấm bạt.

Các đoàn bác sĩ thuộc Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai (Việt Nam) cũng ngủ trên những chiếc ghế, bàn, sàn nhà hay những tấm bạt để sáng sớm kịp thời hỗ trợ, cứu nạn những người dân mới được chuyển vào.

Các y, bác sĩ tận tình hướng dẫn người dân vùng lũ cách chăm sóc sức khỏe
Các y, bác sĩ tận tình hướng dẫn người dân vùng lũ cách chăm sóc sức khỏe

Chị Eng (32 tuổi, bản Hìn Lạp) tâm sự: “Mọi người nghe tiếng lũ đến là ôm đồ chạy chứ không kịp mang tài sản, quần áo gì. Đến khu này mọi thứ đều thiếu thốn, tôi có chiếc áo khoác ngoài cũng đã đưa cho chị hàng xóm đắp cho đứa con đang bị sốt. Một số người ra khu vực huyện kiếm ít áo vào để chia sẻ cho những người trong bản… Nhưng như vậy cũng là may mắn rồi chứ mà bị lũ cuốn trôi không biết sẽ như thế nào…”.

Thoát chết trong gan tấc, ông Khắp Vụn (Phó bản Hìn Lạp) bàng hoàng nhớ lại: “Tôi nhớ lúc đó có một tiếng đổ ầm trên núi, tò mò tôi ra xem thì thấy nước từ trên núi đổ xuống nên đã chạy vào và kéo vợ con chạy. Nhưng vì nước đến nhanh và bất ngờ nên tôi bị những tấm trần nhà đè vào người. Vợ tôi chạy lại kéo tôi ra và ôm tôi cùng các con chạy về hướng ra huyện. Chạy một lúc vợ tôi cũng đuối, may có dân làng bế gia đình tôi lên chiếc xe và chở kịp thời ra vùng an toàn. Giờ sống ở khu tập kết vợ tôi vẫn tiếc vì tài sản mất trắng, nhưng tôi động viên vợ cố gắng…”.

Một trường học được sử dụng làm nơi tạm lánh nạn của người dân địa phương
Một trường học được sử dụng làm nơi tạm lánh nạn của người dân địa phương


Người dân chen nhau trong khu tập kết.

Người dân chen nhau trong khu tập kết.

Khu vực hành lang cũng đông kín người
Khu vực hành lang cũng đông kín người

Cuộc sống trong các khu tập kết sau vụ vỡ đập thủy điện - 6

Người dân tranh thủ nấu nướng từ số lương thực được hỗ trợ
Người dân tranh thủ nấu nướng từ số lương thực được hỗ trợ


Mì gói là món ăn tiện dụng nhất vào thời điểm này.

Mì gói là món ăn tiện dụng nhất vào thời điểm này.

Phạm Hoàng