Căng mình đối phó với cơn bão mạnh nhất thập kỷ

(Dân trí) - Nghe thông tin dự báo cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm nay, có sức tàn phá rất lớn, đang hướng vào các tỉnh, thành miền Trung, người dân các địa phương đã và đang tích cực triển khai các phương án chống bão.

Vào hơn 15h30’, tại TP Huế đã có gió nhẹ, bầu trời nhiều mây đen, tiết trời rất nóng nực - những dấu hiệu cho thấy cơn bão đã ở gần.
 
Người dân Huế từ sáng đã đổ xô về các chợ trung tâm mua lương thực để tích trữ. Ghi nhận tại các cửa hàng xăng, rất nhiều người đến đổ đầy bình xe. Từ chiều, công tác chuẩn bị đã khẩn trương hơn. Một số cửa hàng đã nghỉ, đóng cửa để nhân viên về nhà đón bão. Các công trình đèn đường chiếu sáng trang trí, bảng quảng cáo đang được tháo xuống với dự kiến hoàn tất vào tối nay.

Gỡ bảng quảng cáo vào chiều 9/11

Gỡ bảng quảng cáo vào chiều 9/11
 
Bầu trời Huế trước cơn bão

Bầu trời Huế trước cơn bão
 
Người dân đổ xô đi mua xăng về tích trữ và đổ đầy bình để đi lại

Người dân đổ xô đi mua xăng về tích trữ và đổ đầy bình để đi lại
 
Người dân đổ xô đi mua xăng về tích trữ và đổ đầy bình để đi lại

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng Bộ trưởng Cao Đức Phát đi kiểm tra cảng cá ở huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế (Ảnh: Đại Dương - Công Danh)
 
Thực hiện: Khánh Hiền

Tại phường Thanh Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, người dân đang ra sức chèn chống lại mái nhà; dùng sào dài chắn ngang cửa nhà. Ông Nguyễn Lào (phường Thanh Hà) nói: “Nhà ni ở không yên tâm. Hồi bão số 11, tui đã chèn bao cát đầy trên mái nhà rồi, rứa mà bão vô tôn vẫn cứ rách, bay cả một mảng. Chưa kịp sửa lại thì chừ nghe tin bão Haiyan. Coi thời sự họ chiếu mấy ngày ni ở bên Philipin khi bão vô thấy kinh quá, tui lo mất ngủ luôn. Không biết chèn chống như ri đã được chưa. Cầu trời thương cho bão tan ngoài biển cho dân bớt khổ”.

Gia đình ông Nguyễn Lào lo chèn chống nhà cửa trước tin bão
Gia đình ông Nguyễn Lào lo chèn chống nhà cửa trước tin bão

Những ngôi nhà thế này, dù được chèn chống, cũng khó đối chọi được với bão (Ảnh: Khánh Hiền)
Những ngôi nhà thế này, dù được chèn chống, cũng khó đối chọi được với bão (Ảnh: Khánh Hiền)

Tại khu vực trung tâm phố cổ Hội An, các di tích, nhà cửa đã  được chính quyền địa phương và người dân lo chèn chống. Tại di tích Chùa Cầu - biểu tượng của di sản văn hóa Hội An, các lực lượng chức năng đã chèn chống kỹ lưỡng từng thanh, cột kết cấu bên trong Chùa Cầu. Một nhân viên hướng dẫn du lịch tại điểm tham quan này cho biết, di tích rất vững chãi, nhưng lần này dự báo bão to quá nên Hội An không chủ quan, đã cho chèn chống xong di tích Chùa Cầu từ tối 8/11.

Di tích Chùa Cầu được chèn chống kỹ lưỡng

Di tích Chùa Cầu được chèn chống kỹ lưỡng
Di tích Chùa Cầu được chèn chống kỹ lưỡng

Tại phường Minh An, TP Hội An, khu vực phường trung tâm phố cổ tập trung hàng ngàn di tích, nhà cổ, chính quyền địa phương cho biết đã di dời 6 hộ dân với 16 khẩu trong các nhà ở  không an toàn; và dự kiến sẽ di dời tiếp 19 hộ nghi ngờ không an toàn.

Theo ghi nhận của PV Dân trí, dù dự báo bão ảnh hưởng tới khu vực miền Trung, trong đó có Quảng Nam, nhưng du khách vẫn đổ về tham quan phố cổ Hội An rất đông. Toàn bộ du khách lưu trú tại các khách sạn, resort ven biển, cùng người dân ở trong cát nhà ở không kiên cố đã được lệnh sơ tán trước 12h trưa nay, 9/11.

Trước tin bão dự báo ảnh hưởng TP Hội An, vẫn rất đông du khách tham quan phố cổ
Trước tin bão dự báo ảnh hưởng TP Hội An, vẫn rất đông du khách tham quan phố cổ

Tại khu vực bến đò ở đường Bạch Đằng, TP Hội An, hàng trăm tàu cá vừa và nhỏ đã đổ về neo đậu an toàn để tránh bão. Trong khi tàu cá đã nghỉ hẳn, thì đến sáng nay, 9/11, một số tàu du lịch phục vụ khách tham quan bằng thuyền tại bến đò Hội An vẫn hoạt động đưa du khách tham quan phố cổ bằng đường sông. Một chủ thuyền cho biết: “Bọn tui chỉ đưa khách đi lanh quanh trên sông dọc phố thôi. Chừ trời vẫn còn đẹp chứ thấy gió lớn là tụi tui nghỉ liền chớ dám mô mà đưa đón khách”.

Tàu cá neo đậu kỹ lưỡng tại bến đò Hội An
Tàu cá neo đậu kỹ lưỡng tại bến đò Hội An
PV Dân trí ghi nhận diễn biến thời tiết đến 15h chiều 9/11, tại Hội An đã bắt đầu có mưa và trời chuyển sang âm u. 
 
Trong sáng và trưa nay (9/11), tại một số huyện dọc ven biển thuộc tỉnh Quảng Trị như Gio Linh, Vĩnh Linh, Hải Lăng, Triệu Phong… người dân đang tích cực dùng bao cát để chằng chống lại nhà cửa, neo đậu lại tàu thuyền, nhằm giảm bớt thiệt hại do bão gây ra. Công tác ứng phó với bão đang được người dân triển khai hết sức khẩn trương.

Căng mình đối phó với cơn bão mạnh nhất thập kỷ
Ông Lê Văn Hương, ở đội 9, Vinh Quang Thượng, xã Gio Quang, huyện Gio Linh sử dụng hàng chục bao cát để gia cố lại mái tôn cho chắc chắn.
Neo lại tàu thuyền
Neo lại tàu thuyền
Nhiều người dân xã Triệu An, huyện Triệu Phong đã đưa tàu, thuyền vào nơi neo đậu an toàn
Nhiều người dân xã Triệu An, huyện Triệu Phong đã đưa tàu, thuyền vào nơi neo đậu an toàn
Nhiều người dân xã Triệu An, huyện Triệu Phong đã đưa tàu, thuyền vào nơi neo đậu an toàn
 
Nhiều người dân xã Triệu An, huyện Triệu Phong đã đưa tàu, thuyền vào nơi neo đậu an toàn
Vợ chồng anh Nguyễn Hải Lanh, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh tranh thủ tháo mái ở cửa hàng để tránh bão
 
Đưa thuyền vào nhà để tránh bão
Đưa thuyền vào nhà để tránh bão
 
Thu dọn ngư, lưới cụ...
Thu dọn ngư, lưới cụ...
Người dân thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh chằng chống lại nhà cửa trước bão.
Người dân thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh chằng chống lại nhà cửa trước bão. (Ảnh: Đăng Đức)
 
 

Sáng nay 9/11, theo thông tin từ Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Quảng Nam, dự kiến tỉnh sẽ sơ tán hơn 44 ngàn hộ dân với gần 150 ngàn nhân khẩu trước 19h tối nay.

Về tình hình hồ chứa trên địa bàn Quảng Nam, đến 7h sáng nay 9/11 mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 ở cao trình 158,41m/161m; lưu lượng nước về hồ 230 m3/s, hiện nay đang phát điện với lưu lượng 230 m3/s. Hồ thủy điện A Vương: mực nước hồ 378,39m; lưu lượng nước về hồ là 52,8 m3/s, lưu lượng xả 170 m3/s, phát điện 78 m3/s. Hồ thủy điện Đak Mi 4: mực nước hồ 255,1m/258m; lưu lượng nước về hồ 166,48 m3/s, lưu lượng xả 66 m3/s, phát điện 100 m3/s.

Người dân ra biển xúc cát về chằng lên tôn
Người dân ra biển xúc cát về chặn mái tôn

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các nhà máy thủy điện thực hiện điều tiết đưa mực nước hồ về cao trình mực nước đón lũ theo quy trình được duyệt trước 19h ngày 9/11/2013.

Quảng Nam có 48/73 hồ chứa nước đã tích đầy nước, còn lại 25 hồ đã tích từ 70 – 80% dung tích hồ, các hồ chứa thủy lợi nhìn chung hoạt động bình thường.

Tại TP Đà Nẵng, sáng nay người dân hối hả chuẩn bị công tác ứng phó với bão Haiyan. Rất đông người dân mua bao cát, đinh, dây thép chằng chống lại nhà cửa.

Dọc tuyến đường Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú… hàng loạt khách sạn đã tổ chức gia cố các cửa kính để đối phó với bão. Các đội công nhân của Công ty Cây xanh cũng đã tiến hành cắt tỉa cành cây tránh gãy đổ khi bão đổ bộ vào…
 
Người dân Đà Nẵng tích cực gia cố lại mái tôn chống bão
Người dân Đà Nẵng tích cực gia cố lại mái tôn chống bão (Ảnh: Công Bính)
 

Chiều nay, tại huyện Hoài Nhơn (Bình Định), bắt đầu có gió mạnh, biển động. Theo báo cáo của UBND huyện Hoài Nhơn, hiện toàn bộ gần 2.400 tàu với gần 18.000 lao động đang hoạt động trên biển đã nhận được thông tin bão và tìm nơi trú ẩn an toàn.

Người dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) chằng chống nhà cửa sẵn sàng đối phó với bão
Người dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) chằng chống nhà cửa sẵn sàng đối phó với bão (Ảnh: Nhạn Sơn)

Huyện Hoài Nhơn có gần 6.200 hộ dân nằm trong diện di dời. UBND huyện chỉ đạo thông báo cho đài truyền thanh xã, thị trấn để người dân chủ động sắp xếp đồ đạc, tư trang, lương thực,... phối hợp với các lực lượng di dời nhanh chóng đến nơi an toàn khi có lệnh.

Chỉ đạo Ban Phòng chống lụt bão các công trình phối hợp Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng cùng các đơn vị thi công trực 24/24 giờ tại các công trình xây dựng xung yếu, có kế hoạch phòng tránh, hạn chế thiệt hại do bão gây ra.

Người dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) chằng chống nhà cửa sẵn sàng đối phó với bão
Công ty chiếu sáng và cây xanh đô thị TP Quy Nhơn chặt tỉa cành cây to trong thành phố (ảnh Doãn Công)

Ông Nguyễn Minh Khải, chuyên viên kinh tế huyện Hoài Nhơn cho biết, từ cơn bão số 13 huyện đã thành lập 6 tổ kêu gọi tàu thuyền làm việc 24/24. Ngoài ra, huyện đã thành lập 1 tổ hướng dẫn sắp xếp tàu thuyền ở cửa biển Tam Quan với 2 tàu trực chiến để hỗ trợ các tàu vào neo đầu nếu bị mắc cạn. Đến nay, công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 14 đã sẵn sàng nhưng điều đáng lo ngại là hơn 2 ngàn hộ dân ở 6 xã ven biển phải di dời gây kho khăn về chỗ ăn ở. Tuy nhiên, đến sáng nay các địa phương đã bắt đầu di dời người dân, chủ yếu là người già và trẻ em. Trường hợp, nếu bão có khả năng đổ bộ vào Bình Định thì huyện sẽ có lệnh di dời dân trước 18 giờ chiều nay.

Tại xã bán đảo Nhơn Lý và Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) từ ngày 8 đến sáng 9/11, các địa phương đã tập trung mọi lực lượng, tuyền truyền người dân trong xã chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cây xanh, di chuyển lồng bè tôm cá về nơi tránh bão nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.

Tại xã Nhơn Hải đến thời điểm này đã di dời 202 hộ dân/877 nhân khẩu gần biển vào các nhà kiên cố, trường học, chùa tại địa phương. Bên cạnh đó, địa phương đã phối hợp với lực lượng biên phòng, 30 cán bộ chiến sỹ thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh xuống tới các thôn, nhà dân vận động bà con sơ tán trước 18 giờ chiều cùng ngày.

Phân phối hơn 6.000 bao lấy cát để người dân chằng chống nhà cửa, bảo vệ bờ kè biển. Xã bố trí lực xung kích các thôn trực bão 24/24. Hỗ trợ y tế thôn mua dụng cụ y tế bông, băng gạc... sơ cứu trong bão.

180 hộ dân xóm Rớ (TP Tuy Hoa) bị triều cường uy hiếp (ảnh Nhạn Sơn)
180 hộ dân xóm Rớ (TP Tuy Hoa) bị triều cường uy hiếp (ảnh Nhạn Sơn)

Tại xã Nhơn Lý, đến nay đã di dời 215 hộ dân/936 nhân khẩu đến nơi các nơi như trạm y tế, trường học và nhà kiên cố trong xã.

Còn tại tỉnh Phú Yên do ảnh hưởng của đợt áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 13 vừa qua, nhiều ngày nay có sóng lớn và triều cường liên tục dâng cao làm sạt lở một đoạn bờ kè dài 60 m, có nguy cơ tiếp tục sập kè chắn song, uy hiếp trực tiếp 180 hộ dân Xóm Rớ (phường Phú Đông, TP Tuy Hòa).

Để chủ động đối phó với những phương án xấu nhất có thể xảy ra, từ sáng sớm người dân ở các xã ven biển thuộc huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã chuận bị chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền. Những phương tiện tàu thuyền đánh bắt loại nhỏ được đưa vào sâu trong đất liền để tránh bão.

Vừa gánh chiếc thuyền đánh cá đưa vào đất liền, ông Hồ Văn Toàn ở khối Quyết Tiến, phường Quỳnh Phương (TX Hoàng Mai, Nghệ An) chia sẻ: “Cơn bão trước đã cuốn mất của nhà tôi một chiếc thuyền đánh cá loại nhỏ, cùng lưới và các ngư cụ cần thiết thiệt hại gần 80 triệu đồng. Nghe đài báo cơn bão này còn mạnh hơn nhiều lần cơn bão trước nên nhà tôi nhờ bạn bè anh em từ sáng đã ra gánh thuyền vào sâu trong đất liền để tránh bão... Cả gia đình cũng sẵn sàng di dời nếu có lệnh của xã”.
Các ngư dân gần biển gánh đất chằng chống nhà cửa để đón siêu bão. (Ảnh: Nguyễn Tình)
Các ngư dân gần biển gánh đất chằng chống nhà cửa để "đón" siêu bão. (Ảnh: Nguyễn Tình)
 
Cũng như ông Toàn, hàng ngàn hộ gia đình tại TX Hoàng Mai (Nghệ An) đã sẵn sàng đối phó với cơn bão Haiyan và di dời nếu có lệnh sơ tán của chính quyền. Đang đóng những bao cát để chằng chống nhà cửa, anh Lê Tiến Dũng (ở khối Quyết Tiến, phường Quỳnh Phương) cho biết: “Nhìn sóng thế này nếu bão mà vào thì sóng sẽ còn lớn hơn gấp nhiều lần. Nên gia đình tôi phải chuẩn bị trước, mình chủ động vẫn hơn, không để phải chịu thiệt hại nặng như cơn bão trước nữa”.

Thị xã Hoàng Mai cũng đã sẵn sàng di dời khẩn cấp 5.000 - 6.000 hộ dân ven biển nếu bão đổ bộ mạnh.

Hiện tại đã các tàu thuyền trên địa bàn huyện đã về nơi tránh bão an toàn, UBND các xã nói trên đã tiến hành lập danh sách những hộ dân nằm trong vùng ngguy hiểm để tiến hành di dời nếu cần thiết.
Các chủ phương tiện tàu thuyền thu dọn để đưa tàu thuyền đi tránh bão.
Các chủ phương tiện tàu thuyền thu dọn để đưa tàu thuyền đi tránh bão.
  
Các chủ phương tiện tàu thuyền thu dọn để đưa tàu thuyền đi tránh bão.
Các phương tiện tàu thuyền đánh bắt loại nhỏ đã được ngư dân gánh vào sâu trong đất liền để trú bão. (Ảnh: Nguyễn Duy)
 
Các phụ nữ cũng tham gia gánh thuyền chạy bão.
Các phụ nữ cũng tham gia gánh thuyền chạy bão.
 
Tin mới nhất về cơn bão Haiyan
 
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, hồi 10 giờ ngày 9/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 220km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150-183 km/h), giật trên cấp 17.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30-35km. Đến 10 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Quảng Ngãi – Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km/h), giật cấp 16, cấp 17.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc và đi dọc theo các tỉnh Trung Bộ, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km. Đến 10 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 104,2 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.

Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 10-12, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 14-15, giật trên cấp 17. Biển động dữ dội.

Khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ từ ngày mai (10/11) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Từ đêm nay (9/11) các tỉnh từ Bình Định đến Nghệ An có gió mạnh cấp 8 - 9, vùng gần tâm bão cấp 12 - 13, giật cấp 14, cấp 15. Ở các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa từ chiều tối và đêm ngày 10/11 gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7 – 8.

Từ chiều tối nay (9/11) ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, sau đó vùng mưa sẽ mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ, nhiều nơi có mưa to đến rất to. Khu vực ven biển và các đảo từ Quảng Ngãi - Nghệ An cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 2.5 – 5m. Sóng biển 3 – 6m, vùng gần tâm bão 8 - 10m.
 
Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo chống bão tại Huế
 
Sáng ngày 9/11, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn Trung ương đã có chuyến thị sát và chỉ đạo công tác ứng phó bão tại Thừa Thiên Huế. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và các chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm trong công tác phòng chống lụt bão.

Phó Thủ tướng chỉ đạo công tác phòng chống siêu bão tại Huế
Phó Thủ tướng chỉ đạo công tác phòng chống siêu bão tại Huế (Ảnh: Danh Dương)

Lãnh đạo tỉnh báo cáo, đến thời điểm này Thừa Thiên Huế đã hoàn thành việc kêu gọi hơn 1.800 chiếc tàu của ngư dân vào bờ neo đậu an toàn. Hiện không còn phương tiện đánh bắt nào hoạt động trên khu vực vùng biển Thừa Thiên Huế. Theo kế hoạch toàn tỉnh sẽ tiến hành đi dời 29.507 hộ dân với hơn 113.000 nhân khẩu ra khỏi vùng nguy hiểm, dự trữ đủ những nhu yếu phẩm cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của đồng bào khi bão đến. Hiện các hồ thủy điện và hồ chứa trong tỉnh đang nằm ở mức cho phép.

Nhận định đây là một cơn bão vô cùng lớn và mang tính "hủy diệt", Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo tỉnh và các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn nhanh chóng hoàn thành các công tác chuẩn bị đối phó trước khi bão đến, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân là việc được đặt lên hàng đầu, tập trung giúp dân chèn chống nhà cửa, bảo vệ tài sản cho người dân, chú ý các điểm ngập úng.

Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, các đài phát thanh truyền hình từ trung ương đến địa phương phải liên tục cập nhật thông tin về cơn bão để người dân chủ động đối phó. Các hồ chứa phải cử người trực 24/24 để nắm tình hình, khi bão đến tuyệt đối không cho các phương tiện vận tải lưu thông. Sau 19 giờ tối nay, các đơn vị chức năng phải trực tiếp đi xuống địa bàn kiểm tra đôn đốc người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Nhóm phóng viên