"Bám mặt đường" suốt Tết vẫn thiếu thốn trăm bề

(Dân trí) – Nén tiếng thở dài, anh Nguyễn Quý Thịnh (quê Thanh Hóa) than: “Năm nay buôn bán ế ẩm lắm, tôi tranh thủ bán cả những ngày Tết để kiếm thêm vậy mà bữa cơm vẫn còn thiếu lên thiếu xuống!”.

Tết, Sài Gòn vẫn có đầy gánh hàng rong của những người tha hương
Tết, Sài Gòn vẫn có đầy gánh hàng rong của những người tha hương
Tết, Sài Gòn vẫn có đầy gánh hàng rong của những người tha hương

Đã hơn 35 tuổi, anh Thịnh vẫn độc thân, làm quần quật đủ thứ nghề bưng thuê bán mướn. Hiện anh chán làm thuê, quay ra làm chủ… quầy bán bong bóng bay. Ngày ngày với chùm bong bóng bay trên tay, anh rong ruổi trên khắp các tuyến đường mong bán hết được số bong bóng chuẩn bị từ đêm qua.

Vào Sài Gòn mưu sinh đã hơn 15 năm nhưng số lần anh Thịnh về quê đón Tết cùng gia đình chỉ đếm trên đầu ngón tay. Anh thở dài tâm sự: “Vào đây làm đủ thứ nghề để kiếm sống, chỉ mong sao đến Tết có tiền về quê cúng mâm cơm cho ông bà. Vậy mà thêm một cái Tết nữa mình lại lỡ hẹn. Đành chờ năm sau vậy!”.

Đêm mùng 3 tết, anh Thịnh vẫn ngồi chờ những vị khách cuối cùng
Đêm mùng 3 tết, anh Thịnh vẫn ngồi chờ những vị khách cuối cùng

Đêm mùng 3 tết, đã gần 11h khuya, khách đi chơi xuân cũng về gần hết. Vậy mà trên tay anh vẫn còn nhiều hàng chưa bán được, lặng lẽ đứng đó ngóng trông những vị khách cuối cùng…

Tại một góc nhỏ trên đường Hàm Nghi (quận 1), cụ Huỳnh Thị Hạnh (quê Bến Tre) đã gần 80 tuổi vẫn ngồi lặng lẽ chờ khách qua đường. Cụ cho biết: “Năm nay bán ế ẩm quá, cụ không có tiền về quê. Tranh thủ dịp Tết này đi bán để kiếm thêm tiền mà về, nhưng tới hôm nay vẫn không chạy hết hàng”.

Nhìn mẹt hàng rong của cụ chỉ lèo tèo vài bịch đậu phộng, hạt dưa, chúng tôi chợt nghĩ:
Nhìn mẹt hàng rong của cụ chỉ lèo tèo vài bịch đậu phộng, hạt dưa, chúng tôi chợt nghĩ:Không biết bán hết mớ hàng này có đủ tiền cho cụ về quê hay không?”

Cụ Hạnh thuê phòng ở quận 4, hàng ngày đi bộ sang quận 1 để bán. Tới khuya cụ mới gánh hàng rong đi về. “Mệt lắm cháu à, nhưng vì miếng cơm phải làm luôn trong những ngày Tết này. Bán buôn ế ẩm thế này, tiền ăn hàng ngày còn không đủ thì lấy đâu về quê. Trời thương tình vẫn còn cho mình đủ sức bưng gánh đi bán mỗi ngày là tốt rồi...”.

Nói thì nói thế, nhưng chốc chốc cụ lại ngồi thở dài với ánh mắt buồn xa xăm như nhớ lại cái thời được sống ở nơi chôn nhau cắt rốn của mình: “Đã hơn 15 cái Tết trôi qua, chưa một lần cụ được về quê đón Tết cùng con cháu. Nhớ lắm chứ!”.

Ai trong số họ chẳng muốn về bên gia đình đón Tết?! Chỉ là...
Ai trong số họ chẳng muốn về bên gia đình đón Tết?! Chỉ là...

Trong ánh đèn le lói trên bến Bạch Đằng, anh Trần Văn Vũ (quê An Giang) bán hủ tiếu gõ đang lặng lẽ rửa chậu chén khách vừa ăn xong. Anh Vũ cho biết: “Bình thường tôi bán bên quận 7 nhưng mấy ngày Tết sang đây bán cho đông khách. Năm nay ế ẩm quá, Tết mà cũng không sôi động nữa”.

Gần khuya mùng 4 Tết, khách đã về hết, một mình anh ngồi lại rửa cho xong số chén bát để ngày mai tranh thủ về nhà thăm vợ con. Bám đường mấy ngày Tết, anh chỉ mong kiếm thêm 1 khoản để về cho vợ con ăn Tết muộn xôm tụ một chút. Thế nhưng xem ra cái Tết muộn năm nay sẽ không đầy đủ lắm…

Anh Trần Văn Vũ (An Giang) tranh thủ rửa chén bát để mai về nhà sớm với vợ con
Anh Trần Văn Vũ (An Giang) tranh thủ rửa chén bát để mai về nhà sớm với vợ con

Dọc vỉa hè các tuyến đường Tôn Đức Thắng, Hai Bà Trưng, Hàm Nghi, Xô Viết Nghệ Tĩnh,... những ngày Tết vẫn có nhiều người bán hàng rong. Đối với họ, việc nghỉ ngơi ngày Tết là điều xa xỉ. Họ tranh thủ bám đường mấy ngày Tết để kiếm thêm những bữa no cho năm mới sắp tới…

Anh Trần Văn Vũ (An Giang) tranh thủ rửa chén bát để mai về nhà sớm với vợ con
Chị Đồng Thị Mai (quê An Giang) lên thành phố đã hơn chục năm cùng chồng con, năm nào chị cũng bán vào những dịp Tết để kiếm thêm

Anh Trần Văn Vũ (An Giang) tranh thủ rửa chén bát để mai về nhà sớm với vợ con
Chị Nguyễn Thị Thu Thảo (quê Tiền Giang) cũng tranh thủ bán hàng trong những ngày Tết mặc dù đang bụng mang dạ chửa

Anh Trần Văn Vũ (An Giang) tranh thủ rửa chén bát để mai về nhà sớm với vợ con
Anh Nguyễn Văn Cường (quê Hà Nội) vào Sài Gòn hơn chục năm hành nghề bán kẹo bông gòn, hằng ngày anh đi chiếc xe đạp hơn 10km chỉ mong kiếm tiền nuôi vợ và hai con ở quê

Tất cả họ đều tranh thủ bám đường trong mấy ngày Tết để kiếm thêm thu nhập
Tất cả họ đều tranh thủ bám đường trong mấy ngày Tết để kiếm thêm thu nhập
Tất cả họ đều tranh thủ bám đường trong mấy ngày Tết để kiếm thêm thu nhập

Không cầu giàu có, chỉ cầu thêm những bữa no…
Không cầu giàu có, chỉ cầu thêm những bữa no…
Không cầu giàu có, chỉ cầu thêm những bữa no…

Minh Kiệt – Tùng Nguyên