Nghệ An:

300 hiện vật tái hiện “một thiên sử vàng” Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Các bức ảnh, hiện vật trưng bày tại triển lãm đã phần nào tái hiện cuộc chiến diễn ra cách đây tròn 60 năm. Một cuộc chiến đấu hao tổn sức người, sức của nhưng đã làm nên một cơn “chấn động” trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Các chiến sỹ Điện Biên Phủ bên cạnh chiếc xe thồ được trưng bày tại triển lãm.
Các chiến sỹ Điện Biên Phủ bên cạnh chiếc xe thồ được trưng bày tại triển lãm.

Trong chuỗi các hoạt động hướng về kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chiều ngày 28/4, tại Bảo tàng Quân khu 4 (Tp Vinh, Nghệ An) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”. Điều đặc biệt, trong triển lãm này có sự góp mặt của các chiến sỹ Điện Biên Phủ năm xưa - những nhân chứng sống của một thời gian khổ, ác liệt nhưng rất đỗi hào hùng.

Triển lãm trưng bày 300 bức ảnh và các hiện vật về cuộc chiến đấu và chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngoài các bức hình tư liệu quý về cuộc hành quân, chiến đấu cũng như công tác phục vụ chiến đấu, triển lãm còn trưng bày các hiện vật, các kỉ vật về chiến dịch Điện Biên Phủ do các cán bộ bảo tàng sưu tầm hay từ chính những người lính Điện Biên đóng góp.

Lặng người đứng ngắm những kỉ vật nhắc nhớ mình về một thời gian khổ, ác liệt, cựu chiến sỹ Điện Biên Phan Viết Cường (SN 1927) cho biết: “Từ khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc tôi chưa có dịp quay lại thăm chiến trường xưa. Nay, ở ngay trên chính quê hương mình lại được thấy những chiếc xe thồ, những chiếc xẻng công binh đào hào giao thông, những đôi bồ nan hay những chiếc mũ lá, đôi dép cao su… có cảm giác như mình đang đứng giữa chiến trường, trong tư thế của những người lính xung phong vào các lô cốt địch. Xúc động lắm….”.

Ông Phan Viết Cường đang xem các bức ảnh và hiện vật về chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ông Phan Viết Cường đang xem các bức ảnh và hiện vật về chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cuộc triển lãm khiến ông nhớ hơn về những ác liệt chiến tranh đã lùi vào quá khứ, về những người đồng đội đã ngã xuống nơi chiến hào. Ông kể tiếp: “Trong đợt đơn vị pháo chúng tôi dồn lực lượng đánh chiếm khu vực Hồng Cúm, pháo thủ số 1 Nguyễn Văn Bồng, quê Thanh Hóa trúng đạn ngã xuống. Tôi lúc đó là pháo thủ số 2, lên thay thế. Đồng chí trung đội trưởng của chúng tôi hy sinh sau khi tiêu diệt được 15 tên địch. Cuộc chiến đấu của ta với địch trong lúc đó ác liệt lắm, chúng tôi kéo pháo đi chống tăng khắp chiến trường”.

Cựu chiến binh Thái Huy Chương - người đã vác 2 yến bộc phá đánh tung hàng rào dây thép gai để đồng đội ào lên tấn công và chiếm đồi Độc Lập nhớ lại: “Khối bộc phá nổ, một đoạn hàng rào dây thép gai bị bốc tung ra. Cửa mở, bộ đội ta ào lên tấn công. Tôi lúc đó bị sức ép của khối nổ văng xa mấy mét, người phủ đầy đất và ám khói thuốc nhưng trước khí thế tấn công như vũ bão của đồng đội, tôi cũng bị cuốn vào dòng thác ào ào tiến lên…”.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, quân và dân liên khu 4 đã “chia lửa” cùng chiến trường và đóng góp không nhỏ vào chiến thắng của chiến dịch lịch sử này. Quân và dân liên khu 4 đã liên tục tiến công quân Pháp và giành thắng lợi quan trọng ở tất cả các địa phương, nhất là Bình - Trị - Thiên, tiêu hao nhiều sinh lực, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch.

Ông Phan Viết Cường đang xem các bức ảnh và hiện vật về chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiến sỹ Điện Biên Thái Huy Chương xem các bức ảnh về sự đóng góp của nhân dân liên khu 4 đối với chiến dịch Điện Biên Phủ.

Quân và dân liên khu 4 đã chiến đấu dũng cảm, bảo vệ khu tự do - căn cứ địa chiến lược và thực hiện liên minh chiến đấu Viẹt - Lào, mở ra chiến trường quan trọng thu hút, tiêu diệt địch, đồng thời đấy mạnh thi đua sản xuất, xây dựng hậu phương vững mạnh, cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.

Nhân dân liên khu 4 đã làm 3 tuyến đường chiến lược; đóng góp 15.000 tấn gạo; hơn 400 tấn thực phẩm, 500 con trâu, bò, ngựa; vận chuyển 231 tấn vũ khí, đạn dược, quân trang phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ. Hơn 250.000 lượt người con quê hương liên khu 4 đã đi dân công hỏa tuyến, đóng góp 1.100 xe đạp thồ, hàng nghìn xe ngựa, trâu bò, thuyền và 31 ô tô vận tải. 2 trung đoàn chủ lực đã được tăng cường cho Điện Biên và 1.200 thanh niên ưu tú lên đường nhập ngũ chiến đấu tại các giai đoạn của chiến dịch. Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, 6 người con quê hương liên khu 4 đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Triển lãm “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng” được tổ chức từ ngày 28/4 đến ngày 10/5 tại Bảo tàng quân khu 4. Sau đó, các tư liệu, hiện vật chiến tranh sẽ tiếp tục được trưng bày tại các trường học trên địa bàn TP Vinh.

Một số hình ảnh và hiện vật trưng bày tại Triển lãm "Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng":

Ông Phan Viết Cường đang xem các bức ảnh và hiện vật về chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiếc mũ nan do cựu chiến binh Nguyễn Thế Viên (huyện Yên Thành, Nghệ An) lưu giữ trong suốt 60 năm qua. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến sỹ Lê Văn Khánh - đại đoàn 304 vừa chiến đấu, vừa đan được 1.000 chiếc mũ nan  phục vụ bộ đội chiến đấu.
Một số loại mìn sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Một số loại mìn sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Những chiếc xẻng được sử dụng để đào hào giao thông siết chặt vòng vây tại Điện Biên Phủ
Những chiếc xẻng được sử dụng để đào hào giao thông siết chặt vòng vây tại Điện Biên Phủ
Những chiếc xẻng được sử dụng để đào hào giao thông siết chặt vòng vây tại Điện Biên Phủ
Dép cao su của dân công hỏa tuyến tỉnh Nghệ An sử dụng trong quá trình thồ hàng phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
Những chiếc xẻng được sử dụng để đào hào giao thông siết chặt vòng vây tại Điện Biên Phủ
Những chiếc ca uống nước mang dòng chữ "Nhất định thắng lợi" được phát cho các chiến sỹ Điện Biên Phủ.
Những chiếc xẻng được sử dụng để đào hào giao thông siết chặt vòng vây tại Điện Biên Phủ
Khối bộc phá được gói bằng lá chuối rừng dùng để phá thác trên sộng Nậm Na - sáng kiến của Anh hùng LLVTND Phan Tư.
 
Những chiếc xẻng được sử dụng để đào hào giao thông siết chặt vòng vây tại Điện Biên Phủ
Chiếc áo trấn thủ của Anh hùng - liệt sỹ Tô Vĩnh Diện, người đã lấy thân mình chèn cứu pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
 
Các chiến sỹ đại đoàn 312 khẩn tưởng chuẩn bị cho trận tấn công cụm cứ điểm Him Lam ngày 13/3/1954.
Các chiến sỹ đại đoàn 312 khẩn tưởng chuẩn bị cho trận tấn công cụm cứ điểm Him Lam ngày 13/3/1954.
Trung đoàn 98 - đại đoàn 316 tấn công cứ điểm đồi C1.
Trung đoàn 98 - đại đoàn 316 tấn công cứ điểm đồi C1.
Nhân dân Thanh Hóa tiết kiệm lương thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nhân dân Thanh Hóa tiết kiệm lương thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nhân dân Thanh Hóa tiết kiệm lương thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
Dân công tải thương Liên khu 4 chuyển thương binh bị thương tại chiến trường Điên Biên Phủ về hậu phương chữa trị.
Bộ đội và dân công Liên khu 4 làm đường vào ban đêm để kịp kéo pháo lên Điện Biên.
Bộ đội và dân công Liên khu 4 làm đường vào ban đêm để kịp kéo pháo lên Điện Biên.
Chiến sỹ quân y bám sát mặt trận kịp thời cứu thương.
Chiến sỹ quân y bám sát mặt trận kịp thời cứu thương.
Ngày 7/5/1954, cờ Quyết chiến quyết thắng tung bay trên nóc hầm Đờ-cát.
Ngày 7/5/1954, cờ Quyết chiến quyết thắng tung bay trên nóc hầm Đờ-cát.
 
Chiến sỹ Điện Biên Phủ gặp nhau tại triển lãm Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng.
Chiến sỹ Điện Biên Phủ gặp nhau tại triển lãm "Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng".

Hoàng Lam