Mỹ: Baltimore gìn giữ truyền thống bán hàng rong độc đáo

(Dân trí) - Kỹ thuật mới và cách sống vội vàng đang được cho là nguyên nhân “quét sạch” nhiều truyền thống cũ trên khắp thế giới.

Thế nhưng, tại thành phố Baltimore ở miền đông nước Mỹ, một truyền thống vẫn tranh đấu để sống sót và thậm chí còn có thể tăng trưởng, thu hút mạnh mẽ sự ủng hộ của dân địa phương cũng như lòng hiếu kỳ của du khách thập phương. Đến thành phố này, khách du lịch có thể được chiêm ngưỡng cảnh tượng những xe ngựa chở hàng hóa đi thủng thẳng trên đường với người bán hàng rõng rạc kêu to: “Tôi có bắp cải, tôi có rau xanh, tôi có cải xanh…”

 

Tại hầu hết các thành phố ở Mỹ, hình ảnh những người bán hàng rong trên đường phố bằng xe ngựa xưa kia giờ đã biến mất, thay vào đó là các quầy hàng có cửa kính sáng choang, bày la liệt các mặt hàng. Thế nhưng, tại thành phố Baltimore, truyền thống này vẫn được giữ y nguyên như thuở xa xưa.

 

Mỹ: Baltimore gìn giữ truyền thống bán hàng rong độc đáo



“Arabber” là tên gọi truyền thống của những người bán rong, chuyên bán rau trái bằng xe ngựa kéo... Nguồn gốc của từ “arabber” có thể là từ lối diễn tả hồi thế kỷ thứ 19 để chỉ “người Arab bán hàng rong” ý nói tới những người hầu hết là người đàn ông Mỹ da đen, những người có thể tới cảng và ngựa, và có thể mở một doanh nghiệp nhỏ. Trong quá khứ, các arabber hoạt động rất mạnh mẽ và đông đảo.

Thế nhưng, trong những năm gần đây truyền thống này bắt đầu suy tàn và một số chuồng ngựa bị đóng cửa vì vi phạm luật nhà phố. Những người hoạt động bảo vệ quyền động vật cũng đã phàn nàn rằng những con ngựa này bị đối xử tệ hại. Tuy nhiên, đến năm 1994, một hội bảo vệ arabbers được thành lập để giải quyết những vấn đề trên nhằm bảo tồn được truyền thống bán hàng độc đáo này. Song mọi nỗ lực của của hội này dường như vô vọng, chỉ trừ ở Baltimore.

 

Ông Daniel Van Allen, thuộc Hội bảo tồn truyền thống bán hàng arabbers tại Baltimore cho biết: "Trong mấy năm vừa qua, chúng tôi đã tăng từ một tới hai xe, sau khi một trong những chuồng ngựa bị đóng cửa để chỉnh trang vùng đô thị, và tăng lên tám xe đi bán trên đường phố và hy vọng chúng tôi sẽ có thêm bốn xe nữa đi bán trên đường phố vào năm tới”.

 

Anh BJ Adbullah 25 tuổi, đã bán hàng rong trên đường phố hầu hết thời gian của mình. Anh bắt đầu ngày làm việc khi chất lên xe các nông phẩm tươi mới mua tại địa phương. Anh nói: “Tôi sẽ tiếp tục việc làm này cho tới khi tôi không đi nổi nữa. Chúng tôi sẽ có mặt tại khu vực  này và không đi đâu cả. Việc buôn bán này đã có mặt ở đây hằng trăm năm, chúng tôi sẽ không đi đâu cả”. Khách hàng của anh được giao hàng tới tận cửa nhà hay đi tới xe ngựa khi nghe thấy âm thanh đặc biệt này.

 

Nhiều người trong số các khách hàng thường xuyên của arabber là những người già không thể đi bộ tới chợ, còn những người khác thấy tiện lợi. Bà Veribuca Cunningham, một khách hàng nói: "Nó rất tiện lợi, người bán hàng tới với bạn. Bạn không phải đi mua". Bà Cunningham còn cho biết thêm với cách mua bán truyền thống này, bà với người bán hàng còn có thể trao đổi dăm ba câu chuyện phiếm với nhau, khiến bà cảm thấy tình thân xã hội chưa mất đi trong thế giới ngày càng ồn ào và nhiều khoảng cách như hiện nay. Trong khi đó, khách du lịch người Hồng Kông Steve Cho - đang thăm quan tại Baltimore - cho biết: “Nhìn cảnh các arabbers thủng thẳng ngồi ngựa bán hàng trên các con phố nhỏ, tự dưng tôi thấy nước Mỹ thật tràn ngập truyền thống và gần gũi biết bao. Nó khiến tôi nhớ về quê nhà và cảm thấy ấm lòng vô cùng”.

 

Theo các chuyên gia kinh tế, nhu cầu việc làm cho người Mỹ và nhu cầu ngày càng tăng cho việc bán xỉ nông sản tại địa phương có thể giúp việc bán rong trên đường phố được phục hồi, không chỉ ở riêng Baltimore và có thể lan rộng ra nhiều thành phố khác.

 

Hà Anh

Theo VOA