1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Vậy thì bác sĩ học ở đâu?

Năm 2013, một cuộc luận bàn quy mô đã diễn ra ở TPHCM về vấn đề nhân lực cho ngành y dược. Có một con số chấn động được chính ngành GDĐT thành phố công bố, rằng chỉ có khoảng 40-50


Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là 50-60% còn lại phải kiếm sống, chẳng hạn bằng nghề tiếp thị bia.

Tôi còn nhớ hội trường hôm ấy rền vang những tiếng thở than “lãng phí”. Nhất là đối với một đất nước còn nghèo cả về hạ tầng cơ sở khám-chữa bệnh, cả về nguồn nhân lực với chỉ 7 bác sĩ/vạn dân. Trừ những người ta tự an ủi rằng tiếp thị bia, như sữa, hay thuốc lá thì “ở góc độ” nào đó cũng là “chăm sóc sức khỏe”.

Tôi nhớ tới cái tỉ lệ khủng khiếp này khi “7 bác sĩ/vạn dân” trở thành một con số thuyết phục, một “cái lý cấm cãi” trước chủ trương xã hội hóa đào tạo bác sĩ, mà cụ thể ở đây là trường ĐH mà dư luận cả tuần nay gọi là: ĐH “Kinh Công”.

Hình như ngay 2 cái chữ viết tắt này, cũng phần nào thể hiện thái độ và niềm tin của dư luận, những người đã, đang, và sẽ là bệnh nhân của những người thầy thuốc. Làm sao người ta có thể phó thác sức khỏe và tính mạng vào những bác sĩ trở thành hoặc được gắn danh “đốc tờ” một cách không danh chính ngôn thuận như vậy được.

Hôm trước, trên Tuổi Trẻ, GĐ một bệnh viện lớn ở Hà Nội trước khả năng những bác sĩ “Kinh Công”, đã thẳng thắn rằng: Chúng ta sẽ có một thế hệ các bác sĩ ra trường chẳng biết làm gì!

Nhưng thà rằng không biết mà họ “dựa cột lắng nghe”, thà rằng họ đừng đụng dao đụng kéo thì còn không xảy ra những cái “gãi đầu gãi tai” có giá bằng tính mạng người bệnh. Bởi, như hôm qua, ĐBQH nổi tiếng thẳng thắn - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM Phạm Khánh Phong Lan đã khuyến cáo rằng những ngành khác, nếu kém chất lượng thì có thể chưa thấy ngay hậu quả, nhưng riêng ngành y thì sẽ đụng chạm tới tính mạng, sức khỏe con người. “Đừng để có bằng xong, ra giết người”- bà Phong Lan nói thẳng.

Nguồn nhân lực cho y tế - cũng là những người chăm sóc sức khỏe nhân dân - đang thiếu hụt nghiêm trọng. Nhưng không thể dùng cái thiếu hụt ấy mà để xảy chuyện “tỉnh nào cũng có trường đại học để “sản xuất” ra bác sĩ riêng”.

Không thể vì danh nghĩa chăm sóc sức khỏe nhân dân mà cho ra đời tràn lan những vị “sát nhân danh y” dưới danh nghĩa xã hội hóa. Vâng, chúng tôi cũng muốn là dù thiếu nhưng “bác sĩ phải thực sự là bác sĩ” chứ không muốn phải khoanh tay thưa rằng: Vậy thì bác sĩ học ở đâu? 

Theo Đào Tuấn/Báo Lao động