Tự xin nghỉ việc, có được cộng nối thời gian công tác?

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 12, Mục II Thông tư số 13/NV ngày 4/9/1972 của Bộ Nội vụ thì những trường hợp công nhân, viên chức nghỉ việc không do yêu cầu của tổ chức thì thời gian công tác trước khi nghỉ việc không được tính là thời gian công tác để hưởng chế độ BHXH.

Tính thời gian công tác trước 1995 của giáo viên... Thời gian công tác trước 1995 được tính hưởng BHXH Đi nghĩa vụ quân sự có được tính thời gian... Tính hưởng BHXH trường hợp gián đoạn thời gian công... Căn cứ xác định thời gian công tác hưởng BHXH

Ông Đỗ Duy Hưng (TP. Hồ Chí Minh) làm việc tại Công ty Khảo sát Thiết kế Điện 2 từ tháng 10/1986. Ngày 20/1/1993, ông xin nghỉ việc. Từ ngày 3/2/1993 đến nay, ông làm việc tại công ty trực thuộc Cảng Sài Gòn.

Tháng 3/2016, Cảng Sài Gòn làm đơn gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh đề nghị xem xét bổ sung thời gian công tác từ tháng 10/1986 đến tháng 1/1993 tại Công ty Khảo sát Thiết kế Điện 2 vào sổ BHXH cho ông Hưng.

Tháng 12/2016, căn cứ đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét tính thời gian công tác được hưởng BHXH đối với ông Hưng.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân , ông Hưng tiếp tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm giải quyết trường hợp của ông.

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 12, Mục II Thông tư số 13/NV ngày 4/9/1972 của Bộ Nội vụ thì những trường hợp công nhân, viên chức nghỉ việc không do yêu cầu của tổ chức thì thời gian công tác trước khi nghỉ việc không được tính là thời gian công tác để hưởng chế độ BHXH.

Trường hợp ông Đỗ Duy Hưng nghỉ việc tại Công ty Khảo sát Thiết kế Điện 2 tại thời điểm tháng 1/1993 không theo yêu cầu của tổ chức, cơ quan, do vậy không có cơ sở để xem xét tính thời gian công tác trước khi nghỉ việc để tính hưởng BHXH đối với ông Đỗ Duy Hưng.

Theo Chinhphu.vn