1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Từ dân nhập cư trở thành ông 'vua bánh rán' tại Mỹ

Từ dân nhập cư trở thành ông 'vua bánh rán' tại Mỹ. Ước tính cho thấy rằng người Mỹ gốc Campuchia sở hữu khoảng 80% số cửa hàng bánh rán ở Los Angeles.

Những người nhập cư đóng vai trò lớn đối với nền kinh tế Mỹ. Ước tính cho thấy rằng người Mỹ gốc Campuchia sở hữu khoảng 80% số cửa hàng bánh rán ở Los Angeles, và người Mỹ gốc Hàn Quốc sở hữu 65% số tiệm giặt khô ở thành phố New York. Trong những năm 1850, 60% các cửa hàng rượu ở Boston được điều hành bởi người Ireland.

Từ dân nhập cư trở thành ông 'vua bánh rán' tại Mỹ - 1

Tạp chí California Sunday Magazine từng chỉ ra có hơn 1.500 cửa hàng do người nhập cư gốc Campuchia hoặc con cái của họ điều hành. Trong năm thập kỷ qua, cộng đồng người Campuchia tại Los Angeles đã nâng tầm loại bánh ngọt của Mỹ theo cách riêng của mình.

Và tất cả bắt đầu với một người đàn ông có tên Ted Ngoy. Bạn biết những hộp bánh rán màu hồng? Ông chính là người bắt đầu xu hướng đó. Câu chuyện bắt đầu khi Ted Ngoy cùng gia đình đặt chân tới nước Mỹ vào năm 1975.

Gia đình Ngoy sống trong một ngôi nhà khiêm tốn ở ngoại ô quận Cam với sự trợ giúp của một nhà thờ. Không bằng lòng với số tiền 500 USD hàng tháng với công việc làm vườn và trông coi nhà thờ, Ngoy đề xuất với ban quản lý nhà thờ đi tìm một công việc khác.

Ngoy bắt đầu công việc làm đêm tại trạm xăng Mobil địa phương, bên cạnh một cửa hàng bánh rán. Trong một ca đêm dài và cô đơn, đồng nghiệp hỏi anh có muốn một chiếc bánh rán từ cửa bên cạnh không. "Tôi không biết đó là gì," Ngoy nhớ lại. Tuy nhiên, khi anh nếm thử nó. Hương vị của chiếc bánh gợi cho anh nhớ về loại bánh bột gạo có tên "nom kong" của quê hương. Sáng hôm sau Ngoy mua hẳn chục cái để ăn thêm.

Tại thời điểm này, các cửa hàng bánh rán được bán thường làm thủ công và để tiết kiệm tiền, họ thường chiên hàng loạt chỉ hai lần mỗi ngày. Điều này khiến chiếc bánh mất đi vị nóng hổi tươi ngon. Lúc này Winchell được xem là chuỗi cửa hàng bán chạy nhất.

"Trở lại trạm xăng, tôi bắt đầu quan sát cửa hàng bánh rán và nhận thấy nó bận rộn đến mức nào trong những giờ nhất định", sau này Ngoy viết lại trong cuốn sách của mình. "Mặc dù bản thân bánh donut không đắt tiền, tôi đã theo dõi khách hàng sau khi họ đi vào và quay trở lại với đầy túi và tách cà phê. Khi cửa hàng bớt đông hơn, mọi người nán lại bên trong đọc báo hoặc trò chuyện. Tôi bắt đầu hình thành một ý tưởng", ông nhớ lại

Ngoy đi và hỏi các cô gái ở cửa hàng bánh rán liệu có thể tự mở một cửa hàng bánh rán bằng tiền tiết kiệm của mình không. Phần lớn mọi người đều khuyên Ngoy nộp đơn xin một chức vụ quản lý tại Winchell. Đúng lúc này chuỗi bánh rán đang tích cực tìm kiếm các ứng cử viên cho chương trình đào tạo của mình để thay thế một số quản lý.

Ngoy thuyết phục người bảo trợ nhà thờ của mình là Dean Beaumon, đưa anh đến trụ sở của công ty gần đó và xác nhận cho anh. Beaumon hoài nghi và vô cùng nản lòng nhưng cuối cùng cũng chấp nhận. Winchell đã quyết định cho anh ta một cơ hội. Bằng việc nhập học, Ngoy trở thành thực tập sinh đầu tiên đến từ Đông Nam Á. Trong vài tháng sau đó, anh đã học được tất cả các khía cạnh của việc quản lý một cửa hàng - không chỉ là quá trình làm bánh rán.

Từ dân nhập cư trở thành ông 'vua bánh rán' tại Mỹ - 2

Ted Ngoy ra mắt sách.

Ngoy đề nghị Winchell cho phép gia đình vợ con mình vào làm tại cửa hàng mà anh quản lý. Winchell đồng ý miễn là Ngoy đã mang lại lợi nhuận cho công ty. Ngoy tỏ ra là một người rất giỏi về dịch vụ khách hàng và một doanh nhân sắc sảo. Anh thường xuyên thức suốt đêm để đảm bảo những chiếc bánh rán tươi ngon nhất. Hay người con trai út thỉnh thoảng đi cùng anh để làm việc tới mức ngủ thiếp đi bên cạnh bàn bánh ngọt phủ đầy bột mì.

Sau một năm, cùng sự giúp đỡ của gia đình, anh đã tiết kiệm được khoảng 20.000 đô la. Với sự liều lĩnh, Ngoy tìm thấy một cửa hàng bánh rán đang rao bán và mua nó với giá 30.000 đô la: 20.000 đô la và khoản vay 10.000 đô la. Cửa hàng có tên gọi Christy’ Donuts của một cặp vợ chồng già bán cửa hàng chỉ làm bánh rán hai lần một ngày. Từ kinh nghiệm kinh doanh tại Winchell, Ngoy bắt đầu thay đổi thực hiện rán bánh nhiều đợt hàng ngày. Và khách hàng nhận thấy sự thay đổi.

Đồng thời, anh cẩn thận tuân thủ các công thức nấu ăn nguyên thủy của Christy. "Điều đó rất quan trọng, bởi vì khách hàng đã quen với những chiếc bánh rán của Christy," ông viết trong cuốn sách của mình.

Điều ông bổ sung vào chính là sự tôn trọng cùng với thái độ và dịch vụ khách hàng thân thiện, thậm chí cửa hàng mở tới 18 giờ. Trong vòng một năm, anh ta mở thêm 4 cửa hàng. Đến năm 1980, chỉ 5 năm sau khi tới Mỹ, ông sở hữu 20 cửa hàng bánh rán Chirst.

Trên con đường kinh doanh của mình, anh đã giúp hàng trăm gia đình nhập cư Campuchia thuê cửa hàng bánh rán, tạo cho họ một con đường kinh doanh ở đất nước mới. Vào giữa những năm 1990, tờ Los Angeles Times báo cáo có 2.400 cửa hàng bánh rán của Campuchia và Ngoy gần như chịu trách nhiệm một phần lớn.

Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ câu chuyện hay nào khác đều có những nốt trầm. Vào đầu những năm 1990, Ngoy đã trở thành nạn nhân của một nạn nghiện cờ bạc, bỏ bê các cửa hàng và lâm vào tình trạng nợ nần. Sau đó, ông bán những cửa hàng còn lại và quay về Campuchia.

"Có những khoảnh khắc nhất định trong cuộc đời tôi cảm thấy có lỗi," Ngoy viết vào cuối cuốn sách hồi ký của mình. "Ký ức của tôi về những thời khắc này là một ký ức của những áp lực hớn hơn cả bản thân để có những bước nhảy bất thường."

Mặc dù Ngoy đã từ giã đế chế bánh Donut của mình tại Mỹ nhưng di sản của ông vẫn tồn tại: Hơn 1500 cửa hàng ở miền Nam California do những người nhập cư Campuchia điều hành, và quan trọng hơn là niềm tin vào giấc mơ Mỹ của những người nhập cư.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp