1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Tiết lộ những nghề nghiệp dễ mắc ung thư ít người biết

Ung thư có thể tới từ chính những công việc mà chúng ta đang làm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu 7 nghề nghiệp dễ mắc ung thư ít...

Thợ làm tóc

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2009 cho thấy: thợ cắt tóc, làm tóc có tỷ lệ mắc bệnh ung thư bàng quang, thanh quản và phổi cao hơn đáng kể so với người bình thường.

Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cũng chỉ ra nguyên nhân ung thư có thể do phơi nhiễm nhiều lần với hóa chất trong thuốc nhuộm trong một thời gian dài.

Thợ làm tóc có nguy cơ ung thư bàng quang, lao phổi.
Thợ làm tóc có nguy cơ ung thư bàng quang, lao phổi.

Thợ mỏ

Thợ mỏ hoặc các công nhân làm việc dưới lòng đất có nguy cơ tiếp xúc với amiăng, urani và radon cao hơn, điều này có thể dẫn đến nguy cơ ung thư cao hơn. Thậm chí, sống gần với các mỏ cũng có thể mắc nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư não, ung thư trung biểu mô, ung thư dạ dày và tuyến giáp…

Một nghiên cứu khác cho thấy: những người lao động dưới lòng đất thường xuyên bị phơi nhiễm với khí thải có nguy cơ phát triển ung thư phổi gấp năm lần so với những người khác.

Sản xuất cao su

Cao su được tạo ra với vô số hóa chất và trong quá trình này công nhân bị phơi nhiễm với hơi, bụi và các sản phẩm phụ hóa học, gây ra những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe. Cụ thể, làm việc trong các nhà máy sản xuất lốp xe, găng tay cao su và băng cao su làm tăng nguy cơ bàng quang, dạ dày, máu, bạch huyết và các bệnh ung thư khác - theo CDC. Các chất gây ung thư liên quan bao gồm benzen và các dung môi khác, amiăng và formaldehyde.

Nông dân

Phụ nữ làm nông nghiệp có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 35% .
Phụ nữ làm nông nghiệp có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 35% .

Phụ nữ làm nông nghiệp có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 35% so với người bình thường. Một báo cáo khác cho thấy họ cũng có nguy cơ ung thư phổi cao hơn, có khả năng là do tiếp xúc với hóa chất công nghiệp, khói thuốc lá, và thậm chí là radon.

Chưa dừng lại ở đó, việc thường xuyên tiếp xúc với chất thải từ động cơ, thuốc trừ sâu, phân bón và các yếu tố khác được cho là đóng một vai trò quan trọng làm tăng nguy cơ ung thư hạch, bệnh bạch cầu và một số bệnh ung thư khác.

Công nhân xây dựng hoặc gia công kim loại

Công nhân xây dựng phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, bao gồm cả nguy cơ ung thư. Amiăng làm tăng nguy cơ ung thư đôi khi vẫn còn được tìm thấy trong các tòa nhà cũ. Trong quá trình xây dựng, công nhân có thể phơi nhiễm với benzen (được tìm thấy trong nguồn cung cấp sơn), có liên quan đến bệnh bạch cầu và ung thư hạch - cũng như asen.

Theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, công nhân sản xuất nhựa có nguy cơ ung thư thận và thanh quản cao hơn người thường. Phụ nữ làm việc trong lĩnh vực hàn hoặc các công việc liên quan đến kim loại khác cũng có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn 75% - theo báo cáo của Breastcancer.org.

Lính cứu hỏa

Lính cứu hỏa có nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.
Lính cứu hỏa có nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.

Trong quá trình dập lửa, nếu hít phải các độc tố từ nhựa và các vật liệu xây dựng nhất định bị đốt cháy, lính cứu hỏa có nguy cơ ung thư cao hơn người bình thường. Theo một nghiên cứu của Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ, nhân viên cứu hỏa có nguy cơ phát triển ung thư ung thư tinh hoàn và ung thư trung biểu mô cao.

Thợ làm móng

Một số báo cáo cho thấy, thợ làm móng có nguy cơ sảy thai, gặp các vấn đề về hô hấp, các vấn đề về da và ung thư. Trong đó, loại ung thư phổ biến nhất là ung thư da, lymphoma và đa u tủy. Theo các nhà khoa học, nhiều khả năng trong quá trình làm việc, các thợ làm móng đã tiếp xúc với hóa chất mạnh được sử dụng để làm sạch, sơn và làm móng cứng như formalin (được sử dụng để làm cứng móng tay) và titanium dioxide (được sử dụng trong các chất đánh bóng và trong bột cho móng tay nhân tạo) và làm tăng nguy cơ ung thư.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc, ung thư có thể xuất hiện từ chính những nghề nghiệp mà chúng ta đang làm hàng ngày. Vì thế những ai đang làm những công việc có khả năng mắc ung thư cần chủ động tầm soát ung thư định kỳ.

Việc tầm soát ung thư sẽ giúp phát hiện sớm bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng, để kịp thời điều trị, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

Theo VTV.VN